Ở tuổi xế chiều của nghệ sĩ Bạch Long sống khá ảm đạm và đơn chiếc. Thời đỉnh cao, anh kiếm rất nhiều tiền. Khi ấy, anh sống trong đình rất thoải mái nên không nghĩ đến chuyện mua nhà.
- Nghệ sĩ Bạch Long trải lòng về khoảng thời gian ‘trắng tay' khi sân khấu cải lương 'thoái trào'
- Tang lễ minh tinh Thẩm Thúy Hằng: NS Kim Cương, Thành Lộc đến viếng, khung cảnh trang nghiêm và xúc động
Bạch Long là một trong những nghệ sĩ cải lương gạo cội, đào tạo nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng trong lĩnh vực cải lương như: Vũ Luân, Quế Trân, Tú Sương... Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, bố của nghệ sĩ Bạch Long là cố NSND Thành Tôn, mẹ là nghệ sĩ Huỳnh Mai. Các chị gái Bạch Liên, Bạch Lý, Bạch Lê, Bạch Lựu và em trai - NSƯT Thành Lộc đều là những nghệ sĩ nổi tiếng trên sân khấu ca nhạc, kịch và cải lương.
Từ bé, Bạch Long khó nuôi nên ba mẹ gửi anh qua đoàn hát. Anh không biết ba mẹ là ai nên cứ hồn nhiên gọi cố NSND Thành Tôn và Huỳnh Mai là "anh, chị". Sau này, Bạch Long mới biết ba mẹ, anh chị em mình là ai. Khi biết mình và NSƯT Thành Lộc có quan hệ máu mủ ruột thịt, anh càng thương em trai hơn. Học chung trường, Bạch Long tuyên bố: “Ai đụng đến Lộc là tôi xử ngay".
Đi hát từ bé, Bạch Long dần gây sự chú ý từ khán giả. Mấy năm đầu, anh vẫn dùng tên thật Nguyễn Thành Tùng đi hát. Đêm diễn nọ, một khán giả góp ý anh hát hay nhưng tên không hay. Hâm mộ Lý Tiểu Long, anh lấy tên Long, thêm chữ lót "Bạch" giống các chị em trong nhà nên mới có nghệ danh Bạch Long như bây giờ. Đến nay, anh vẫn giữ đạo cụ đi hát thuở bé như cây giáo, chiếc yếm... có tuổi đời hơn 50 năm trong nhà.
Là hai anh em ruột, Bạch Long và Thành Lộc thường bị đặt lên bàn cân. Trong một chương trình, ông tâm sự không e ngại chuyện so sánh này. Bạch Long từ nhỏ đã chẳng hơn hơn thua với người khác, Thành Lộc lại còn là em trai ruột mình.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, Bạch Long bén duyên với sân khấu từ sớm. Thế nhưng ông lại né tránh các cuộc thi. Bạch Long cho rằng giới showbiz trước nay đều bằng mặt không bằng lòng, chuyện ganh đua, tị nạnh rất thường tình.
Anh trai Thành Lộc thừa nhận môi trường này không phù hợp với người hiền lành, thật thà như mình. Bạch Long hoạt động nghệ thuật đã nhiều năm, danh tiếng lẫy lừng nhưng vẫn sợ khán giả rời bỏ, mất đi cái duyên sân khấu. Còn những hơn thua, tranh đấu ông không quan tâm.
Ở tuổi xế chiều của nghệ sĩ Bạch Long sống khá ảm đạm và đơn chiếc. Thời đỉnh cao, anh kiếm rất nhiều tiền. Khi ấy, anh sống trong đình rất thoải mái nên không nghĩ đến chuyện mua nhà. Bạch Long không ăn chơi trác táng hay mê cờ bạc như một số đồng nghiệp. Dù vậy, anh lấy tiền thành lập đoàn cải lương Đồng ấu Bạch Long, dạy học miễn phí. Không may, anh vừa mở đoàn hát thì cải lương xuống dốc. 2 - 3 năm đầu tiên, anh bù lỗ hằng đêm.
Sự nghiệp của Bạch Long cũng thăng trầm. Ông từng có giai đoạn thất nghiệp phải nhờ học trò, đồng nghiệp giúp đỡ. Thành Lộc nhiều lần đề nghị hỗ trợ nhưng Bạch Long không muốn trở thành gánh nặng của em trai.
Tuy nhiên, Bạch Long vẫn không hối tiếc vì đoàn Đồng ấu Bạch Long đã trở thành cái nôi đưa những tên tuổi Trinh Trinh, Tú Xương, Thanh Thảo, Thi Trang... thành danh. Điều anh tiếc duy nhất là bỏ lỡ tuổi xuân. Nghệ sĩ nói: "Giá như hồi đó làm ra tiền nhiều, tôi có một bóng hồng yêu mình, giữ tiền cho mình chắc giờ tôi không khổ như vầy”.
Sau đó, Bạch Long thú nhận về tình trạng hiện tại: "Nếu nói không có là xạo. Tôi có thầm thương một người nhưng chưa tới đâu hết. Tôi không chắc cô ấy có chịu không".
Dù cuộc đời và tình duyên lận đận, thăng trầm nhưng Bạch Long vẫn dành cái nhìn lạc quan về cuộc sống "Tôi cũng từng nổi tiếng, giàu có, chỉ là số kiếp mình như thế phải chấp nhận. Tôi không gia đình, vợ con, cũng không nặng gánh chuyện gì thì gắn đời mình với sân khấu. Ở phương diện nào đó tôi xem đây là cách để trả ơn cuộc đời. Tôi mong được mãi như thế từ đây cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay" - ông chia sẻ.
Nghệ sĩ Bạch Long sống trọn đạo cùng nghề dù cuộc sống chẳng giàu có, dư dả. Ông truyền lửa cho các thế hệ sau, tiếp nối tình yêu với nghệ thuật nước nhà.