Việc ăn trái cây vốn dĩ có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu như ăn trái cây theo kiểu 5 cách này chỉ khiến "rước bệnh" vào người, lại còn béo thêm.
- Chỉ mặt 7 món đốt mỡ thừa cấp tốc: Càng dùng càng eo ót thấy rõ, chị em ghi lại ngay còn giảm cân kịp trước Tết
- Bật mí top 7 món ăn được chuyên gia dinh dưỡng bật mí ăn đêm không lo bị tăng cân lại ít gây hại cho sức khỏe
Một trong những loại thực phẩm không thể nào thiếu trong thực đơn hàng ngày của mỗi người đó là trái cây. Các chuyên gia thường nhận định chúng chính là "thuốc tiên từ thiên nhiên ban tặng", có khả năng cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin, chất xơ… Mỗi người trưởng thành nên cung cấp cho cơ thể từ 100 - 200 gr trái cây chín mỗi ngày. Tuy trái cây tốt như vậy, nhưng nếu như bạn không biết ăn đúng cách, sẽ vô tình phản tác dụng, mà "rước bệnh" vào người. Dưới đây là một số sai lầm khi ăn trái cây bạn cần tránh.
1. Ăn càng nhiều càng tốt
Việc ăn trái cây có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không vì thế mà bạn muốn ăn bao nhiêu cũng được, ăn tùy theo ý theo sở thích. Nguyên nhân là bởi có một số loại trái cây có chứa nhiều tinh bột hơn bạn vẫn tưởng. Nếu như ăn quá nhiều có thể dễ làm tăng calo và lượng đường trong máu, từ đó tăng nguy cơ dẫn đến trình trạng béo phì và làm tiến để cho bệnh tiểu đường.
Vì vậy, dù bạn có thích trái cây đến mấy, thay vì ăn 1 lần quá nhiều trái cây thì hãy ăn với một số lượng vừa phải. Đồng thời, cũng chọn ra những loại trái cây phù hợp với chế độ ăn và sức khỏe bản thân mỗi người. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn trái cây cùng với các thực phẩm khác để tăng cường lợi ích như ăn trái cây cùng với sữa chua không đường...
2. Ăn trái cây ngay khi dùng bữa
Không ít người có thói quen ăn trái cây ngay sau khi vừa mới ăn cơm xong như một món tráng miệng thơm ngon. Nhưng theo các chuyên gia, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng mạnh, gây ra tình trạng khó tiêu trầm trọng. Trên thực tế, trong các loại trái cây thường có chứa rất nhiều đường và carbohydrate, nếu như bạn ăn chúng trong lúc no sẽ khiến cho lượng đường này cộng hưởng với lượng đường trong bữa cơm, khiến đường huyết tăng vọt. Không những vậy, khi mới ăn xong, bụng vẫn còn đang no, nếu cố gắng ăn thêm trái cây nữa sẽ gây áp lực cho dạ dày, gây ra tình trạng khó tiêu và đầy bụng...
Ngoài ra, việc ăn trái cây sau bữa ăn sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong chúng không được hấp thụ đúng cách, rất lãng phí. Vì vây, tốt nhất là bạn chỉ nên ăn trái cây sau bữa ăn ít nhất là 30 phút hoặc đợi cho đến khi bớt no thì mới ăn để đảm bảo an toàn và giúp tăng cường sức khỏe.
3. Ăn trái cây để quá lâu
Có không ít người có thói quen đó là mua nhiều trái cây một lúc và để tích trong tủ lạnh ăn dần. Nếu bạn có thói quen như vậy thì cần phải thay đổi ngay, vì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị của trái cây. Không những vậy, việc để quá lâu cũng sẽ khiến trái cây bị mất dần đi dưỡng chất, ăn vào cũng không đem lại tác dụng gì nhiều.
Một số loại trái cây như táo, cam, bưởi… khi để lâu hoặc bị gọt vỏ sẽ bị oxy hóa cực mạnh, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn bám vào gây bệnh. Vậy nên đừng bao giờ gọt vỏ sẵn rồi để lâu trong tủ lạnh, lúc nào ăn thì mới lấy ra gọt và ăn hết, đừng để thừa. Đồng thời các chị em cũng không nên mua trữ hoa quả quá nhiều trong một lần nhé!
4. Uống nước ép trái cây thay vì ăn trực tiếp
Việc sử dụng nước ép trái cây thay vì ăn trực tiếp sẽ làm mất đi nguồn chất xơ dồi dào từ trái cây. Bởi chất xơ này thường nằm trong phần bã, nếu như bạn ép nước thì phải bỏ đi hết phần bã này nên không còn hấp thụ được lợi ích của chất xơ từ trái cây.
Không những vậy, để nước ép thêm ngon hơn, người ta thường sử dụng thêm đường, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe nếu như sử dụng quá nhiều. Nếu không muốn ăn trực tiếp, bạn nên uống sinh tố thay vì sử dụng nước ép, hay nếu uống nước ép thì nên dùng luôn phần bã thì tốt hơn.
5. Ăn trái cây khi đói
Một số chị em đang trong chế độ ăn kiêng, thường có thói quen ăn trái cây khi đói, để tạo cảm giác no, hạn chế calo nạp vào người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn nên bỏ dần thói quen này, bởi trong trái cây có chứa một lượng axit nhỏ, nếu ăn khi đói sẽ làm cồn cào ruột và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Khi đói, bạn hãy ăn nhẹ bằng các thực phẩm lành mạnh như salad rau củ. Hoặc bạn có thể kết hợp trái cây với sữa chua để hạn chế tác hại của axit. Ăn quả hồng, chuối, cam, quýt, táo gai... lúc đói bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, gây đau bụng, đầy hơi.