Khi nhận được câu hỏi của phóng viên về vấn đề "chặt chém" các giám khảo khác trong buổi công bố ghi hình online chương trình thực tế mới mà mình tham dự, Minh Tú hứa sẽ không "chặt chém" , mà chỉ bộc lộ cảm xúc của mình theo phần thi của thí sinh mà thôi.
- Thủy Tiên từng bị bố chồng cấm cưới vì 'quá hỗn', để Công Vinh 'ăn bám' nhiều năm?
- Mỹ nhân làng hài Hàn Quốc mang thai sinh 3 bụng như muốn nổ tung, vẻ ngoài thay đổi nhận không ra
Sau gần 1 tháng sơ tuyển, nhà sản xuất chương trình đã chọn ra Top 200 thí sinh đến từ 4 lĩnh vực gồm làm đẹp (Beauty Icon), người mẫu (Modeling Icon), phối đồ thời trang (Fashion Icon), thiết kế thời trang (Fashion Design Icon) để bước vào chặng bán kết với hình thức ghi hình thực tế, lần đầu tiên xuất hiện trên TikTok Việt Nam.
Giám khảo Chung Thanh Phong cho biết anh bị ấn tượng bởi khả năng sáng tạo của giới trẻ khi nhìn thấy nhiều ý tưởng và mẫu chuyện đa màu. Nhà thiết kế nhận định: “Mỗi chúng ta, ai cũng có một nét cá tính, câu chuyện hoàn toàn khác biệt. Thông qua những đoạn video ngắn trên TikTok trong chiến dịch 'TikTok FashUP 2021', mọi người có thể thỏa sức sáng tạo thể hiện tài năng và từ đó thể hiện rõ bản thân là ai và mang đến những câu chuyện tích cực về thời trang như thế nào!”.
Minh Tú thanh minh khi nhận được câu hỏi cho rằng mình hay "chặt chém" những giám khảo còn lại để bảo vệ thí sinh của mình: "Sao mọi người cứ dùng từ chặt chém nhỉ? Tại vì như hồi nãy em có chia sẻ, trong tất cả các chương trình thực tế trước đây khi em tham gia, đó là sự bộc lộ về cảm xúc của em. Trong chương trình này dù em chỉ tham gia ở lĩnh vực 'Modeling Icon', nhưng mà trong quá trình chấm điểm cũng như em thấy được tất cả các thí sinh trong các lĩnh vực còn lại, nếu như em thấy được bạn đó có khả năng nhưng trong vòng thi đó trình bày của bạn đó không được tốt thì em vẫn sẽ bỏ phiếu vote cho bạn đó, cũng như thuyết phục các giám khảo còn lại phải giữ cho bằng đc bạn đó.
Thứ hai, em muốn gửi tới mọi người là khi mình xem chương trình chương trình ghi hình trực tuyến thì đôi lúc cũng đừng quá dồn vào vấn đề drama kịch tính mà hãy dành thêm 1 phần thời gian, góc nhìn của mình vào thí sinh, vào sự sáng tạo hay sự cố gắng của các bạn, về những cái gì mà các bạn thể hiện hơn là những màn tranh cãi của giám khảo với nhau. Đó là em hi vọng rằng khi xem mọi người hãy tập trung vào sự cố gắng của các bạn, cũng như năng lượng của các bạn giới trẻ bây giờ."
Tại vòng chung kết, các “chiến binh” sẽ được chia thành 50 đội với số lượng 4 thành viên mỗi đội đến từ những lĩnh vực khác nhau. Mỗi đội sẽ thực hiện một đoạn video ngắn với nội dung cú tung biến hình, có sự gắn kết để truyền tải thông điệp ý nghĩa.
Để có thể tiếp tục tiến vào vòng Chung kết, từng thí sinh phải thuyết trình về bài thi, chia sẻ thông điệp muốn truyền tải, thể hiện tinh thần quyết tâm để nhận được sự công nhận từ giám khảo. Tương tự, bộ sậu quyền lực cũng phải đưa ra những lý lẽ sắc bén để giữ được lượng “gà chiến" trong lĩnh vực của mình nhiều nhất.