Xu hướng du lịch của người tiêu dùng đang “chuyển động”

Du lịch 21/05/2024 10:20

Kết quả nghiên cứu từ Viện Kinh tế Mastercard về xu hướng du lịch tại Châu Á Thái Bình Dương cho thấy, người tiêu dùng có nhu cầu du lịch cao và ngày càng tiêu dùng thông thái hơn để đảm bảo họ nhận được giá trị cùng những trải nghiệm tốt nhất.

Một số kết quả chính đáng chú ý

Các điểm đến ở Châu Á Thái Bình Dương đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ, hội tụ 5/10 điểm đến hàng đầu của khách du lịch. Đồng thời, lưu lượng du khách Châu Á Thái Bình Dương đang dần phục hồi, đặc biệt đối với các chuyến du lịch ngắn.

Cụ thể, Nhật Bản là điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế với hơn 3 triệu lượt khách du lịch ghé thăm trong tháng 3. Các điểm đến ở ASEAN cũng ghi nhận lượng khách du lịch lớn với vị trí thứ 6 và thứ 7 trong top 10.

Xu hướng du lịch của người tiêu dùng đang “chuyển động” - Ảnh 1

Riêng ở Việt Nam, lưu lượng du khách Ấn Độ tăng vọt 248% vào tháng 3 năm 2024 so với cùng kỳ năm 2019. Nhận định từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2024, Hà Nội nằm trong Top 3 điểm đến của du khách Malaysia (bao gồm Thượng Hải, Hà Nội và Bali).

Du lịch nội địa Trung Quốc và du lịch nước ngoài tiếp tục phục hồi

Đặc điểm du lịch của Trung Quốc đã thay đổi khi ngày càng có nhiều du khách ưu tiên các chuyến đi trong nước hơn quốc tế. Đáng chú ý, lưu lượng du khách quốc tế từ Trung Quốc tiếp tục phục hồi và hiện ở mức 80,3% so với mức của năm 2019.

Ngành du lịch Trung Quốc phục hồi mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp địa phương. Không chỉ vậy, quy định miễn thị thực tại APAC và một số quốc gia khác cũng như việc gia tăng số lượng các chuyến bay quốc tế sẽ gia tăng tốc độ tăng trưởng của các điểm du lịch như Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Du khách có xu hướng kéo dài thời gian kỳ nghỉ

Với đặc trưng thời tiết ấm áp cùng tỷ giá hối đoái thuận, du khách APAC có xu hướng kéo dài thời gian mỗi chuyến du lịch.

Năm 2024, du khách kéo dài chuyến đi lên mức trung bình 7,4 ngày. Riêng với Australia và New Zealand, du khách nước ngoài lưu trú trung bình 5,4 ngày. Đối với Việt Nam, các du khách thường dành ra trung bình 7,9 ngày cho mỗi chuyến du lịch, so với thời kỳ trước Covid là 5,9 ngày.

Xu hướng du lịch của người tiêu dùng đang “chuyển động” - Ảnh 2

Báo cáo cũng chỉ ra các điểm đến Châu Á Thái Bình Dương có thời gian chuyến đi tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2019 - 2024 là Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Nhật Bản. Lý do cho sự thay đổi này đến từ giá khách sạn tăng không đáng kể so với các thị trường khác.

Nhu cầu về trải nghiệm và giải trí về đêm tăng lên

Khách du lịch đề cao trải nghiệm hơn giá trị vật chất. Xu hướng này thể hiện thông qua việc chi tiêu cho trải nghiệm và hoạt động giải trí về đêm chiếm tổng cộng 12% doanh thu từ du lịch. Trong khi đó, ngành mua sắm bán lẻ đang phục hồi với tốc độ chậm hơn.

Du khách Úc là những người chi tiêu nhiều nhất cho các trải nghiệm về đêm. Khách du lịch từ Trung Quốc cũng ưa thích trải nghiệm, họ chi 10% cho danh mục này vào năm 2024, tăng từ mức 7% vào năm 2023.

Cảm giác gần gũi được ưa chuộng hơn sự cao cấp

Khách du lịch ngày nay ưa chuộng cảm giác gần gũi thân thuộc, ngoại trừ những cửa hàng bán lẻ và nhà hàng cao cấp mang lại giá trị vượt trội so với số tiền bỏ ra. Đáng chú ý thời trang hàng ngày vẫn được ưa chuộng ở hầu hết quốc gia ngoại trừ Nhật Bản và Hồng Kông.

Trong khi ẩm thực bình dân được ưa chuộng tại hầu hết các quốc gia, chi tiêu hướng đến mô hình ẩm thực dạng sang đang ngày càng phát triển tại Úc, Ấn Độ và Thái Lan. Tất yếu hiệu suất tiêu thụ ẩm thực cao cấp cũng tăng vọt so với ăn uống thông thường vốn chiếm ưu thế ở những quốc gia khác.

Khách sạn "hoang dã" bậc nhất thế giới: Nằm trên cây cầu treo hơn trăm tuổi, giá phòng lên tới hơn 32 triệu đồng/đêm

Khách sạn mang đến cho du khách trải nghiệm độc đáo, thỏa sức ngắm nhìn các loài động vật hoang dã như voi, sư tử, tê giác, báo, trâu, v.v.

TIN MỚI NHẤT