Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đưa ra hai phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023, phương án một là 7 ngày, phương án hai kéo dài 9 ngày. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng tình.
- Thương tâm, 2 bé 9 tuổi cùng ra sông chơi nhưng một cháu đã ra đi không trở lại
- Xót xa, nam thanh niên 15 tuổi tông c.h.ó chạy rông, t.ử v.o.n.g tại chỗ
Theo Báo Dân Trí, Phương án 1, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 kéo dài 7 ngày, bắt đầu từ thứ Sáu, ngày 20/1/2023 tới hết thứ Năm, ngày 26/1/2023, tức từ 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão. 7 ngày này gồm 5 ngày nghỉ Tết chính thức theo quy định và 2 ngày nghỉ bù vì 30 và mùng 1 Tết trùng vào ngày nghỉ cuối tuần.
Như vậy, theo phương án này, kết thúc kỳ nghỉ Tết, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi làm trở lại vào ngày thứ Sáu, 27/1/2023 rồi lại tiếp tục nghỉ tiếp hai ngày cuối tuần. Đây là phương án Bộ đề xuất chọn, lý do để kỳ nghỉ không quá dài và hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết.
Phương án 2, kỳ nghỉ kéo dài 9 ngày, bắt đầu muộn hơn 1 ngày, từ thứ Bảy, ngày 21/1/2023 tới hết Chủ nhật, ngày 29/1/2023, tức chỉ nghỉ 1 ngày trước Tết (ngày 30 tháng Chạp) và kéo dài 8 ngày sau Tết.
Theo phương án này thì sau 5 ngày nghỉ Tết chính thức, thêm 2 ngày nghỉ bù vì 30 và mùng 1 Tết trùng vào ngày nghỉ cuối tuần là vừa đúng thứ Sáu, ngày 27/1/2023, hết tuần làm việc, người lao động tiếp tục nghỉ 2 ngày cuối tuần kế tiếp.
Trên tờ Lao Động bạn đọc Bùi Nam cho hay: "Tôi nghĩ Tết Nguyên đán nên được nghỉ 9 ngày. Người dân làm việc quần quật cả một năm, Tết là thời điểm mọi người trong gia đình được sum họp, gặp gỡ, thư giãn sau cả năm làm việc vất vả. Vì vậy, nên nghỉ nhiều một chút".
Đồng tình với quan điểm trên, theo bạn đọc Nguyễn Bình, nghỉ Tết phải đủ thời gian để các gia đình mua sắm, chuẩn bị chu đáo nhất. Vì vậy mà nghỉ ít quá khiến không ít bà nội trợ những ngày 26, 27 Tết vừa phải đi làm và tranh thủ tan ca sấp ngửa đi mua sắm đồ cho gia đình.
Trên VnExpress, PGS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Nghiên cứu đời sống xã hội, đánh giá hai phương án đều có mặt lợi riêng, song thời gian nghỉ trước Tết quá ngắn. Nếu chọn phương án ngắn ngày, ông đề nghị áp dụng nghỉ hoán đổi và đi làm bù vào mùng 7 Tết (thứ bảy). Cụ thể, kỳ nghỉ sẽ kéo dài 8 ngày, từ 28 tháng chạp đến hết mùng 5 tháng giêng (19-26/1/2023). Công chức, lao động đi làm trở lại vào mùng 6 Tết và làm bù thứ bảy.
Phương án này cân đối được số ngày nghỉ trước và sau Tết, giảm áp lực giao thông cuối năm, người dân được tận hưởng không khí mua sắm Tết và có thời gian sắp xếp công việc để về nhà trước Tết. Hết ba ngày đầu năm, người dân rục rịch quay lại thành phố, dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị làm việc. Phương án này bất lợi ở chỗ sẽ phải làm bù cuối tuần, song ông cho rằng "không phải là vấn đề lớn" bởi có năm từng áp dụng và hai ngày đi làm liên tiếp giúp lao động vào guồng tốt hơn.
"Người Việt luôn coi trọng thời gian trước giao thừa hơn là sau Tết. Càng sát ngày 30 tháng chạp, lòng người sẽ càng xốn xang, mong ngóng khi chưa thể về nhà", ông nói.
Vì vậy, nếu cho nghỉ muộn quá, công nhân có thể tự xin nghỉ trước một vài ngày, doanh nghiệp cũng khó cản do tránh tranh chấp và tránh tình trạng lao động không trở lại nhà máy sau Tết.
Đại diện Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cũng đề nghị nghỉ thêm một ngày trước Tết (khoảng 28 tháng chạp) để việc đi lại về quê của người dân giãn ra. Hàng không, bến xe đều được giảm tải và nhà xe không bị áp lực tăng chuyến.
Tuy nhiên, ông ủng hộ phương án nghỉ 9 ngày để người dân xếp lịch về quê, đi chơi, du lịch, góp phần kích cầu du lịch và phát triển kinh tế. "Nếu nghỉ 7 ngày, đi làm một ngày rồi lại nghỉ hai ngày cuối tuần sẽ khiến năng suất công việc của ngày đi làm không cao do mọi người còn tâm lý nghỉ Tết", vị đại diện nói.