"Việc triển khai dạy thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc và khâu quan trọng trong quy trình biên soạn sách giáo khoa" - GS, TSKH Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Toán Cánh Diều cho hay.
- Hy hữu: Chú rể bỏ trốn, cô dâu cưới luôn... bố chồng, lý do ai nghe cũng sốc
- Vụ "hot girl Bella" trộm cắp xe máy ở Thanh Hóa: Sẽ xử lý ra sao nếu có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần?
Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư 05 là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cụ thể về yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo khoa. Theo đó, đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa, lựa chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Các đơn vị tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại.
Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 2 lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy thực nghiệm lần thứ hai.
Cơ sở giáo dục phổ thông được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; lớp có học sinh được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm thuộc khối lớp học sách giáo khoa được thực nghiệm. Việc dạy thực nghiệm thực hiện đối với học sinh toàn lớp vào thời điểm phù hợp với năng lực của học sinh.
Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có sách giáo khoa được thực nghiệm. Mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 3 giáo viên dự giờ và tham gia góp ý bài học thực nghiệm.
Một tiết học thực nghiệm sách giáo khoa lớp 10 Cánh Diều tại Trường THPT Tây Hồ (Hà Nội).
Chia sẻ về việc thực hiện thông tư này, GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng chủ biên SGK Toán - bộ sách Cánh Diều cho biết các cuốn SGK Toán của Cánh Diều đã được thực nghiệm nghiêm túc theo đúng quy định của Bộ GDĐT về cả địa điểm, thời gian thực hiện. Trong đó, có thể thực nghiệm tại các địa phương, ở vùng có nhiều phụ huynh học sinh làm trong các khu công nghiệp, ở vùng nông thôn hoặc ở thành thị... Việc thực nghiệm ở nhiều vùng miền khác nhau như vậy giúp đội ngũ biên soạn đánh giá được bản thảo SGK đã xây dựng được tiếp nhânhư thế nào trong thực tế. Từ đó, có được những điều chỉnh cần thiết.
"Bản thảo cũng được đưa lên mạng để nhận góp ý, qua kênh Bộ GDĐT và hội đồng thẩm định cũng nhận được góp ý của nhiều thầy cô. Chúng tôi xem xét giải trình từng ý kiến đó, cái nào sửa thì sửa, không sửa thì phải giải trình tại sao không sửa. Riêng với môn toán, bản giải trình lên tới hàng trăm trang. Nhân vô thập toàn, nhưng chúng tôi hy vọng với tinh thần cầu thị như vậy, SGK khi phát hành đến tay HS, giáo viên sẽ không còn hoặc còn rất ít lỗi sai", PGS. Thái chia sẻ.
Tương tự, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018; Tổng chủ biên, kiêm chủ biên SGK tiếng Việt lớp 3 - Bộ sách Cánh Diều cũng cho biết tùy theo số tiết của môn học sẽ quy định về thời gian thực nghiệm.
“Nhiều nơi khi tổ chức thực nghiệm muốn đưa giáo viên giỏi nhất, lớp học tốt nhất để dạy nhưng chúng tôi khẳng định đây là tiết dạy để góp ý tác giả chứ không phải góp ý giáo viên, không phải thi đua… Chúng tôi mong muốn những góp ý thiết thực nhất có thể” – GS Thuyết bày tỏ và khẳng định khi đưa bản thảo ra Hội đồng thẩm định, “không có chuyện nể nang nhau đâu”. Hội đồng thẩm định làm rất chặt chẽ, nghiêm túc rồi những ý kiến của chuyên gia độc lập, hiểu về giáo dục phổ thông, cũng có những nhà khoa học cơ bản góp ý, rồi góp ý từ các 63 địa phương… Có những góp ý dài 4 trang, có góp ý chục trang nên tác giả phải viết giải trình hàng trăm trang là chính xác.
Mỗi cuốn sách Cánh Diều phải tiến hành thực nghiệm một số nội dung theo tỷ lệ tiết học được quy định trong chương trình quốc gia.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn; Chủ biên SGK Ngữ văn lớp 7, lớp 10 - Bộ sách Cánh Diều chia sẻ một trong những điểm mới của lần viết SGK này so với các lần trước đó là làm thực nghiệm ngay trong quá trình viết sách.
"Mỗi cuốn sách phải tiến hành thực nghiệm một số nội dung theo tỷ lệ tiết học được quy định trong chương trình quốc gia. Việc xác định các nội dung thực nghiệm cần tập trung vào những nội dung mới và khó, thực nghiệm cả nội dung và đặc biệt là cách dạy nhằm xác định tính khả thi, tính hiệu quả và những gì cần điều chỉnh của bài học. Vừa biên soạn vừa thực nghiệm là cách làm của một số nước phát triển nhằm rút ngắn thời gian triển khai chương trình mới." - PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho hay.
“Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống” vẫn sẽ là slogan và tư tưởng thống nhất, xuyên suốt của bộ sách Cánh Diều. Nó cũng thể hiện tâm huyết của đội ngũ tác giả (với 40/56 thành viên Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018 là tác giả SGK Cánh Diều) trong việc đổi mới việc dạy và học theo hướng phát triển năng lực, thực hiện nhiệm vụ đào tạo những thế hệ công dân toàn cầu, phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước vững mạnh.