Số người bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì tại Đồng Nai đã lên đến 555 người, trong đó có 7 ca điều trị hồi sức tích cực và 2 bệnh nhi tiên lượng nặng.
- Hiện trường vụ cháy tiệm hoa ở Hải Dương khiến bé trai 12 tuổi tử vong thương tâm
- Danh tính thi thể đôi nam nữ nổi ở ao tại Bắc Giang: Cả hai đều còn trẻ tuổi, làm công nhân trên địa bàn
Theo thông tin từ báo Dân trí, ngày 4/5, đại diện Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, các bệnh viện đã ghi nhận tổng cộng 555 ca ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ tại TP Long Khánh. Trong đó có 12 ca bệnh nặng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, một trường hợp được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM).
Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trong số 12 bệnh nhi có 2 ca tiên lượng rất nặng, đang lọc máu và điều trị tích cực; 2 ca nặng. Hiện bệnh viện tiếp tục hội chẩn phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị cho các bệnh nhi.
Cụ thể là bé Trương Gia Hoàng (6 tuổi, phường Xuân Hòa, TP Long Khánh) với chẩn đoán ngưng tim, ngưng thở; sốc nhiễm trùng từ đường tiêu hóa; béo phì. Bé Hoàng đang trong tình trạng rất nguy kịch, phải thở máy, lọc máu chu kì 1, sinh hiệu tạm ổn, tiên lượng rất nặng. Khả năng sẽ được chuyển viện lên tuyến trên.
Trường hợp thứ 2 là bé Trần Đào Nam Anh (7 tuổi, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) với chẩn đoán sốc nhiễm trùng từ đường tiêu hóa và béo phì. Hiện đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc với tình trạng phải thở máy, lọc máu chu kỳ, dùng các loại thuốc, sinh hiệu tạm ổn.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM có 1 ca là em Nguyễn Hoàng Tuấn Anh (13 tuổi) được chấn đoán viêm ruột với tình trạng tiêu chảy cấp có mất nước nghĩ do vi trùng; nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại TP Long Khánh. Hiện bệnh nhân này đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc của bệnh viện.
Theo thông tin từ báo Phụ nữ Việt Nam, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế Đồng Nai phối hợp tập trung cấp cứu, điều trị cho người bệnh nghi ngộ độc sau ăn bánh mỳ. Đặc biệt Cục cũng yêu cầu ngành y tế Đồng Nai tiếp tục tập trung, huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bệnh.
Đồng thời, các bệnh viện theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, đặc biệt là các ca điều trị hồi sức tích cực. Bên cạnh đó, y bác sĩ cần quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình.
Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại khu vực phía Nam như Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TPHCM, Thống Nhất và các bệnh viện nhi đồng tuyến trên trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa nếu cần thiết