Để rước các cô dâu về dinh đúng ngày lành tháng tốt, các chú rể Việt đã nghĩ ra những màn rước dâu có một không hai. Sau tất cả, đó chính là tình yêu đẹp của đôi uyên ương trẻ, mở đầu cho cuộc sống lứa đôi hạnh phúc về sau.
- Từ ngày 26/8/2022, 'Trời không phụ lòng người', 3 con giáp 'hái ra tiền', may mắn trăm bề, công danh chạm đỉnh, ăn sung mặc sướng, không lo cơm áo gạo tiền
- Tử vi dự báo rằng, 3 con giáp sẽ bùng nổ tài lộc sau ngày 26/8/2022, phất lên thành đại gia bạc tỷ
Mùa thu chính là thời điểm đẹp nhất trong năm để các cặp đôi tổ chức hôn lễ. Tuy nhiên, hàng năm ở nước ta, mùa thu rơi vào thời điểm những cơn bão hình thành trên biển Đông, đổ bộ vào đất liền. Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi bão đến.
Không chịu khuất phục trước sức mạnh của thiên tai, bão lũ, các chú rể Việt đã nghĩ ra những màn rước dâu độc nhất vô nhị để lứa đôi vẫn về chung một nhà đúng ngày lành tháng tốt.
Đường ngập, rước dâu bằng thuyền... hoa
Mới đây, ngày 10/10, trong lễ phục tươm tất ngày tân hôn, chú rể Tiến Đạt (ngụ xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) đã rước cô dâu Phạm Hòa (huyện Vụ Bản, Nam Định) trên chiếc thuyền hoa.
Sáng hôm đó, trên con đường ngập nước gần cả cây số, gia đình nhà trai phải xắn quần ngang đầu gối để bắt đầu hành trình rước dâu. Khi cô dâu về đến nhà trai, đường vẫn ngập nước, các phù rể đã khéo léo chuẩn bị chiếc thuyền hoa đưa cô dâu đến hôn trường.
Dân làng tham dự không khỏi xúc động trước khoảnh khắc đẹp có một không hai tại địa phương. Cộng đồng mạng thích thú gọi đây chính là đám cưới phiên bản "cô dâu, chú rể mưa".
Chú rể Tiến Đạt bồi hồi chia sẻ cùng PV Báo Đất Việt, mặc dù mưa gió nhưng ngày trọng đại không thể hoãn.
“Rước dâu bằng thuyền chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ đối với chúng tôi” - chú rể nói.
Dùng máy xúc đón dâu
Ngày 8/10, cộng đồng mạng lại có dịp “thót tim” xem cảnh rước dâu bất đắc dĩ bằng máy xúc ở xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
Theo lời kể của bố cô dâu, chiếc cầu Lục Nam nối giữa đoạn đường từ nhà trai sang nhà gái đã bị ngập, không thể di chuyển. Cái khó ló cái khôn, chú rể đã sử dụng máy xúc để rước cô dâu về.
Màn rước dâu bá đạo đã thu hút sự chú ý đông đảo của cư dân mạng. Nhiều người bảy tỏ sự khâm phục tình cảm lứa đôi “mấy sông cũng lội”. Bên cạnh đó, cũng có những độc giả không khỏi lo lắng cho sự an toàn của đoàn rước dâu, theo Dân Việt.
Cuối cùng, với tất cả sự nỗ lực cho ngày hạnh phúc, đoàn rước dâu đã sang sông an toàn.
Cõng cô dâu giữa dòng nước lũ
Cơn bão số 2 đổ bộ vào Thanh Hóa tháng 7 vừa qua cũng không ngăn được bước chân chú rể Vũ Tiến Thành (Ninh Bình) cõng cô dâu Bùi Thị Giang (Thanh Hóa) trên lưng về nhà trai cử hành hôn lễ.
Ngày 21/7, khoảnh khắc chú rể điển trai không ngại xắn quần, bỏ giày, cõng cô dâu trên lưng vượt qua dòng nước lũ tại thôn Mục Long, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành đã “đốn tim” cư dân mạng.
Ban đầu, đoàn rước dâu không ai dám đi qua đoàn đường ngập nặng, gập ghềnh, khó khăn và nhiều đối núi. Nhưng tất cả “chỉ vì yêu thôi”, chú rể hiên ngang đi dầu, cõng cô dâu ra đường lớn.
Hình ảnh đẹp của hai vợ chồng đã được nhiều người bày tỏ lòng cảm kích và không ngừng chúc phúc đôi lứa xứng đôi, theo Zing.vn.
Vượt vách đá cheo leo, cô dâu về nhà chồng
Trên con đường đất đỏ vùng cao với những đoạn lên dốc, xuống dốc trơn trượt, chú rể tay cầm hoa cưới, tay cầm ô cho cô dâu của mình trong ngày vui. Không quản ngại đường xa gian khó, cô dâu chân trần cũng một tay xách váy cưới, một tay vịn vào chú rể, bước từng bước theo chồng.
Theo Vietnamnet, những khoảnh khắc ý nghĩa này được ghi lại tại một đám cưới ở xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Lũ về khiến nước sông Ngàn Phố dâng cao, cô dâu và quan viên hai họ quyết định đi vòng đường núi để đảm bảo an toàn. Dù đường xa khúc khuỷu nhưng nét mặt của mọi người đều rạng rỡ niềm vui, nụ cười viên mãn vẫn thường trực trên môi cô dâu, chú rể.
Nói đến truyền thuyết xa xưa của người Việt, màn rước dâu của chú rể Sơn Tinh đưa cô dâu Mị Nương về núi Tản Viên (Ba Vì) cũng không mấy dễ dàng khi tình địch Thủy Tinh ra sức chống phá. Bằng tài trí khôn ngoan của mình, một trong Tứ bất tử đã dũng cảm chiến đấu, giúp chính mình và nhân dân lấy lại cuộc sống yên bình sau thiên tai.
Tiếp nối truyền thống tốt đẹp, những chú rể Việt, “hậu duệ” của Sơn Tinh đời sau đã và sẽ rước cô dâu của mình về chung một nhà đúng ngày lành tháng tốt, bất kể mưa lũ, bão giông.