Trà là một thức uống thú vị được nhâm nhi nhiều trong mỗi dịp Tết đến xuân về, nhưng khi uống thì bạn cần lưu ý một số điều sau nhé!
- Loại thịt này tuy rẻ nhưng lại chính là "thuốc quý" của người Việt, cuối năm càng nên ăn nhiều để tăng cường sức khỏe
- Ăn hạt bí ngô ngày Tết bồi bổ nội tạng, giúp giảm cân nhưng cần lưu ý 4 việc kẻo hại cơ thể
Những ngày Tết đến, trà là một thức uống không thể thiếu ở mỗi gia đình. Ấm trà nóng nghi ngút khói tỏa ra, khi thưởng thức lại giúp câu chuyện tiếp khách thêm đưa đẩy, vui miệng hơn. Nhưng có một số người lại dễ mắc phải những sai lầm căn bản khi uống trà nên gây hại cho cơ thể mà không hay biết.
Dưới đây chính là "4 KHÔNG" khi uống trà mà bạn cần lưu ý thực hiện nhé!
1. Không uống trà quá nóng
Khi uống trà, bạn nhớ thổi nguội trước rồi mới nhâm nhi thưởng thức. Vì trà còn đang nóng bỏng tay đã vội uống ngay có thể gây hại cho khoang miệng, từ đó dễ dẫn đến các bệnh về thực quản. Hoặc có thể, bạn nên đợi cho nhiệt độ nước xuống ở mức chỉ còn 56 - 60 độ C là vừa phải. Lúc này có thể uống thoải mái được rồi nhé!
2. Không uống trà quá đậm đặc
Trà có chứa rất nhiều theophylline, caffeine... và những chất như vậy sẽ dễ gây khó chịu cho dạ dày, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Do đó, việc uống trà nước đầu quá đậm đặc có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Nếu không muốn gây hại sức khỏe thì bạn nên tránh thưởng thức loại trà này để không gặp phải tình trạng mắt thao láo hết đêm.
3. Không uống trà để qua đêm
Nhiều người vì tiếc rẻ bình trà mới pha chưa uống hết nên thường để qua đêm rồi sáng hôm sau uống tiếp. Tuy nhiên, trà để qua đêm sẽ tiếp xúc với không khí lâu nên dễ làm mất đi một số chất dinh dưỡng. Hậu quả là gây biến chất và có thể hình thành một số vi khuẩn sản sinh. Tốt nhất, đừng bao giờ uống trà để qua đêm để bảo vệ sức khỏe của mình.
4. Không uống trà bị mốc
Thực tế, trà rất dễ bị ẩm nên nếu không bảo quản kỹ có thể xảy ra hiện tượng mốc, hỏng. Đừng cố uống tiếp loại trà này vì nó có thể mang đến những nguy hiểm tiềm ẩn cho cơ thể.