Làm cộng tác viên online, người phụ nữ ở Hà Nội bị 'khoắng sạch' gần 600 triệu

Đời sống 14/10/2024 10:26

Ngày 14/10, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) thông báo vừa tiếp nhận trình báo của bà H. (47 tuổi, trú tại La Khê, Hà Đông) về việc bị lừa gần 600 triệu đồng khi được mời làm cộng tác viên bán hàng online để hưởng hoa hồng.

Theo thông tin từ VietNamNet, vào ngày 2/10, Công an quận Hà Đông tiếp nhận trình báo từ bà H. (47 tuổi) về việc được mời làm cộng tác viên với nhiệm vụ hưởng hoa hồng trên mạng.

Theo thông tin từ bà H., sau khi được các đối tượng hướng dẫn, bà đã chuyển gần 600 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ nhưng không thể rút được tiền. Khi nhận ra mình đã bị lừa, bà đã đến cơ quan công an để trình báo.

Công an Hà Nội cho biết, thủ đoạn của các đối tượng là tuyển dụng cộng tác viên online để thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử hoặc doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm.

Theo Công an, "mồi nhử" mà các đối tượng lừa đảo đưa ra rất hấp dẫn, với cam kết rằng mỗi đơn hàng sẽ được hưởng chênh lệch từ 10-20%. Khi nạn nhân thanh toán các đơn hàng có giá trị nhỏ, họ sẽ nhận hoa hồng, nhưng đến khi giao dịch đơn hàng lớn, các đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền.

Làm cộng tác viên online, người phụ nữ ở Hà Nội bị 'khoắng sạch' gần 600 triệu - Ảnh 1
Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, nhiều người dân tại Hà Nội vẫn trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo với mác "làm nhiệm vụ để nhận hoa hồng", kèm theo lời quảng cáo "việc nhẹ lương cao" - Ảnh: VietNamNet

Trước đó, theo thông tin từ báo Công an TP.HCM, ông T.V.T (SN 1962, ngụ TP Tây Ninh) làm quen với một tài khoản có tên “QN”. “QN” cho biết mình là phụ nữ chưa chồng. Theo đó, ông T đã nhắn tin qua lại nhiều lần và tin nhắn cũng ngày càng tình cảm như những cặp đôi đang yêu nhau.

Khi tạo được lòng tin, “QN” dẫn dụ ông T đầu tư mua bán tiền điện tử USD trên sàn giao dịch OKX. Sau đó, lấy lý do sàn OKX đầu tư ít lợi nhuận, “QN” kêu ông T rút hết tiền ở OKX sang đầu tư cho sàn UTSpeed với lãi suất từ 3 đến 4%/ ngày.

Cùng với sự nhiệt tình hướng dẫn của “QN” và các nhân viên chăm sóc khách hàng trong sàn UTSpeed, ông T đã chuyển khoản 14 lần với tổng số tiền 3,4 tỷ đồng để đầu tư mà không rút được tiền về tài khoản. Ông liên lạc với “QN” thì nhận được thông báo tài khoản không tồn tại.

Một trường hợp khác, nạn nhân là anh L.V.L (SN 1984, ngụ huyện Tân Biên, Tây Ninh). Theo trình báo, anh L lên mạng xã hội thấy trang Alibaba quảng cáo nên truy cập vào. Thông qua tin nhắn messenger, nhân viên hướng dẫn anh L tạo tài khoản Telegram để trò chuyện.

Làm cộng tác viên online, người phụ nữ ở Hà Nội bị 'khoắng sạch' gần 600 triệu - Ảnh 2
Nạn nhân đến Công an trình báo vụ việc - Ảnh: Báo Công an TP.HCM

Tiếp đó, nhân viên hướng dẫn anh L tạo cửa hàng trực tuyến theo các đường link hướng dẫn để anh L giao dịch mua bán và phương thức thanh toán bằng USD.

Cụ thể, khi khách vào cửa hàng của anh L mua món hàng nào thì anh L phài dùng tiền của mình chuyển vào kho 83% giá trị món hàng đó, rồi kho mới xuất hàng bán cho khách.

Khi khách trả tiền, anh L nhận được 100% giá trị món hàng đã bán. Như vậy, trung bình mỗi món hàng anh L bán sẽ nhận được 20% tiền lời. Các món hàng bán đầu tiên anh L bán thu được lợi nhuận và rút được tiền về tài khoản của mình nên anh tin tưởng tham gia nhiệt tình.

Trong thời gian gần 2 tuần liền, anh L đã chuyển khoản mua hàng gần 623 triệu đồng nhưng rồi anh chỉ nhận lại được trên 94 triệu đồng, còn 597 triệu đồng thì đã không “quay lại”!

Không chỉ vậy, với cách thức y như trang bán hàng Alibaba, cùng lúc anh L cũng được các đối tượng dẫn dụ tham gia trang bán hàng của Amazon. Anh L đã chuyển 54 triệu cho các đối tượng và nhận lại được… 29 triệu đồng, số tiền còn lại cũng bị...mất hút.

Hiện trường người đàn ông tử vong khi tông vào sạp bán dừa: Nạn nhân bị một vết cắt sâu ở cổ

Chiều 13/10, Công an TP Thủ Đức, TPHCM đang điều tra nguyên nhân một người đàn ông chạy xe máy lao lên vỉa hè tông vào sạp bán dừa khiến người này tử vong.

TIN MỚI NHẤT