Nhóm sinh viên tại Đại học Quốc gia TP.HCM nhập viện với các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy sau bữa ăn chiều.
- Bé trai 12 tuổi đi lạc hơn 50 km từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội: Cháu bé sợ bố mẹ mắng rồi tự ý bỏ nhà đi
- Nghẹt thở giải cứu 2 người già thoát khỏi đám cháy giữa đêm ở Hà Nội
Theo thông tin từ báo Người Lao Động, ông Lại Thế Tuân, Trưởng Phòng Tổng hợp Ký túc xá ĐHQG TP HCM, cho biết trong 2 ngày 8 và 9/5, ĐHQG TP HCM ghi nhận 21 trường hợp sinh viên bị ngộ độc thực phẩm phải đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức điều trị. Trong đó, tối 8/5 có 19 trường hợp, sáng nay có thêm 2 sinh viên phải nhập viện để theo dõi, điều trị.
Ông Tuân cho biết những sinh viên bị ngộ độc thực phẩm đã dùng bữa ăn tối tại ký túc xá. Hiện cơ quan chức năng đã tổ chức lấy mẫu, phân tích để tìm hiểu nguyên nhân.
Đại diện Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG TP HCM cho biết tình trạng 21 sinh viên bị ngộ độc thực phẩm đã ổn định.
Theo thông tin từ VietNamNet, TS.BS. Cao Tấn Phước, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, các sinh viên nhập viện từ khoảng 22h đêm ngày 8/5 với các triệu chứng đau bụng, nôn ói và tiêu chảy. Tuy nhiên, không có trường hợp nào chuyển nặng.
Đến trưa nay (9/5), tình trạng của cả 21 em ổn định, đang tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.
Khai thác thông tin từ một số sinh viên, các em cho biết có ăn cơm chiều tại khu căng tin của tòa nhà B4 trong ký túc xá.
Trước đó, hàng loạt vụ nghi ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra trên địa bàn TP.HCM như 16 học sinh tiểu học nhập Bệnh viện Lê Văn Thịnh sau khi ăn sushi, bánh mì trước cổng trường; 2 học sinh tiểu học nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 sau khi ăn mỳ Ý sốt cà ở trường.
Tất cả những trường hợp nhập viện nói trên đều có các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, sốt…
Bác sĩ Lê Minh Lan Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cảnh báo thời tiết nắng nóng khiến các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh, thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng. Đối với các loại thực phẩm đã nhiễm khuẩn ở mức độ cao, dù thức ăn được nấu chín, đun sôi thì độc tố vẫn còn, người dùng vẫn có nguy cơ ngộ độc.