Đầy tháng là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời một em bé. Hãy cùng tìm hiểu cách cúng đầy tháng cho bé gái đầy đủ, chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.
Cách cúng đầy tháng cho bé gái là chủ đề được khá nhiều chị em quan tâm. Vì theo quan niệm của người Việt, đây là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của một em bé, nên chúng rất cần được tổ chức chỉnh chu và đầy đủ lễ cúng.
Đầy tháng (còn gọi là đầy cữ) là một tín ngưỡng giàu ý nghĩa có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Đây còn là dịp để gia đình có em bé tròn 1 tháng tuổi chia sẻ niềm vui với người thân, họ hàng, làng xóm,… nên một buổi lễ trọn vẹn, mang lại may mắn cho bé là điều cần thiết.
1. Lễ đầy tháng là gì?
Từ lúc chào đời đến khi bé được tròn một tháng tuổi thì trẻ sẽ được tổ chức nghi lễ cúng đầy tháng. Buổi lễ này mang ý nghĩa như sự tạ ơn đất trời đã tạo ra em bé với hình hài nguyên vẹn, khỏe mạnh, mang đến cho gia đình thêm thành viên mới, thêm nụ cười, niềm vui.
Bên cạnh đó, về mặt tâm linh thì lễ cúng đầy tháng còn như lời cảm ơn đến 12 bà Mụ đã có công nặn ra bé và Đức ông đã che chở bảo vệ cho cuộc sinh nở được “mẹ tròn con vuông”.
Đây cũng là khoảng thời gian để gia đình cầu xin các vị thần cầu phù hộ cho em bé sau này lớn lên luôn được mạnh khỏe, thông minh và may mắn trong cuộc sống.
2. Cách chuẩn bị đồ cúng đầy tháng cho bé gái
Nhiều cha mẹ sẽ trở nên bối rối khi bắt tay vào chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng bé gái, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ hay mới sinh con lần đầu. Dưới đây là hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản mà phụ huynh cho thể tự tay chuẩn bị cho bé yêu nhà mình.
Theo tín ngưỡng dân gian nước ta thì các bé sinh ra là do bà Chúa và 12 bà Mụ nặn thành từ đất sét và thổi linh hồn vào. Trong đó bà Chúa đóng vai trò quan trọng nhất còn 12 bà Mụ bà có nhiệm vụ là mỗi người sẽ nặn ra 1 bộ phận trên cơ thể đứa trẻ.
Vì thế, trong cách cúng mụ đầy tháng cho bé gái thì mâm cúng phải có đầy đủ những thứ sau: 12 chén chè trôi nước nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 chén chè trôi nước lớn, 12 chén xôi nhỏ và 1 chén xôi lớn.
Ngoài ra, bố mẹ cần chuẩn bị đồ cúng dâng lên Đức ông và 3 Đức thầy gồm: hoa, trái cây, nến, nhang, gạo muối,trà và rượu, trầu têm hình cánh phượng. Bên cạnh đó cũng cần những món như: chén, dĩa, muỗng và 1 đôi đũa hoa.
Lễ vật cụ thể bao gồm:
- Hoa tươi (tùy chọn loại hoa như hoa cát tường, hoa ly,…)
- Trái cây (có thể chọn 5 loại quả như cam, quýt, dứa, chuối, táo, xoài,..)
- Nhang
- Nến (đèn cầy).
- Gạo tẻ, muối hạt sạch.
- Rượu (12 chén)
- Nước lọc ( 12 chén)
- Tiền vàng mã
- Trầu cau (têm trầu cánh phượng)
1 con gà luộc.
- Thịt lợn (có thể thịt chân giò, thịt lợn quay,…)
- Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh (1 đĩa lớn, 12 đĩa nhỏ)
- Bánh kẹo (12 đĩa)
- Chè (12 bát nếu là bé gái thì cúng bằng chè trôi nước còn bé trai thì cúng chè đậu trắng)
- Giấy cúng đầy tháng (gồm có mâm hài và những món đồ cúng cho bà mụ và bà chúa)
3. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé gái
Theo dân gian lưu truyền thì cách tính ngày đầy tháng của thôi nôi sẽ dựa vào âm lịch và tùy theo giới tính của đứa trẻ (là bé gái hay bé trai).
Ông bà xưa có câu “Gái lùi 2 trai lùi 1”. Do đó, đối với các bé gái thì cách tính ngày đầy tháng sẽ hơi khác so với bé trai, nghĩa là “gái sụt hai trai sụt một”.
Bố mẹ sẽ chọn theo ngày âm lịch. Ví dụ như bé sinh ngày 20 tháng 11 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 18 tháng 12 âm lịch.
4. Nghi thức thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé gái
Bạn nên bày trí hài hòa tất cả các lễ vật cúng đầy tháng, tạo sự cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Lễ vật dâng cúng các bà mụ sẽ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn dành cho bà Mụ chúa.
Mâm lễ mặn gồm hương, hoa, nước trắng được đặt trên cùng và mâm tôm, cua, ốc thì để ở phía dưới. Soạn mâm trên đầu giường em bé hay nằm và đốt nến lên cúng bà Mụ.
Tiếp theo, hãy đốt quần áo tiền vàng cho các bà mụ, mở gói bim bim và hoa quả cho trẻ con trong nhà, thực hiện việc chia sách bút cho các bé lấy lộc, đồng thời giữ lại cho con mình một vài món.
Ngay sau nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái là nghi thức khai hoa hay còn được gọi với tên khác là nghi thức “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay trên bàn giữa, cha mẹ của bé sẽ rót trà, thắp hương xin phép bắt miếng.
Tiếp theo, một người quý phái, sang trọng sẽ ẵm con bạn bằng một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp hoặc có thể thay thế bằng hoa khác vừa quơ qua lại trên miệng bé vừa dạy con những lời tốt đẹp.
5. Cách vái cúng đầy tháng cho bé gái
“Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Người đứng ra đại diện cúng cho bé thì phải khấn: “ Hôm nay là ngày lành tháng tốt, cháu gái nhà được tròn một tháng tuổi, gia đình tôi đã chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, cung thỉnh 12 bà Mụ và 3 Đức Ông về nhận lễ, mong các vị phù trợ cho cháu mau ăn chóng lớn, tài giỏi, ngoan hiền, mong các chư vị phù hộ cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc quanh năm.
Sau khi đã cầu chúc những điều may mắn, tốt lành đến với bé, cha mẹ sẽ tiếp tục thực hiện nghi thức đặt tên cho con. Theo đó, 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật sẽ được cha mẹ gieo vào một chiếc đĩa.
Nếu xuất hiện một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên được đặt đó đã được tổ tiên ưng thuận và chứng giám. Ngược lại, nếu cả 2 mặt đều là úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền lại một lần nữa. Nếu 3 lần mà vẫn chưa được thì bắt buộc phải đặt lại tên cho bé gái.
6. Những điều lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái
Theo quan niệm của ông bà xưa thì trước khi cúng, thứ tự các món trên mâm cúng phải được sắp xếp đúng cách “ Đông bình Tây quả”, nghĩa là phía Đông sẽ đặt bình hoa còn phía Tây thì đặt lễ vật cúng.
Thường thì lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái sẽ được sắp xếp khá cân đối ở trên hai bàn:
- Một chiếc bàn nhỏ và một chiếc bàn to. Bàn to thì bày biện các món đồ cúng 12 bà Mụ còn chiếc bàn nhỏ thì được đặt cách 10 phân, dùng để bày những đồ cúng kính Đức ông.
- Trước khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái thì mọi người trong gia đình phải có mặt đầy đủ, đặc biệt là chủ nhà.
- Lễ cúng đầy tháng sẽ được làm vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều.
- Người khấn bài cúng nên đọc lời khấn rõ ràng, chậm rãi.
Với những người làm cha, làm mẹ thì con mình sinh ra chính là tài sản quý giá nhất. Được nhìn thấy bé lớn lên, phát triển khỏe mạnh qua mỗi giai đoạn là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tất cả các bậc phụ huynh.
Nhìn chung thì mâm cúng đầy tháng cho bé gái giữa các vùng miền cũng không khác nhau nhiều. Lễ vật chủ yếu là những thứ sản vật quen thuộc hằng ngày như đĩa xôi, chén chè, con gà hay vịt, hoa quả,...
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin về cách cúng đầy tháng cho bé gái chi tiết để cha mẹ có thể chuẩn bị cho ngày đặc biệt của con đầy đủ nhất, mang theo mong muốn bé sẽ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc trong tương lai.