Trong những ngày đầu tháng 3, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) liên tiếp đưa ra những cảnh báo tình trạng lừa đảo trên mạng xã hội. Trong đó, đáng cảnh báo là bùng phát lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản bằng chiêu trò mời chào làm việc online "việc nhẹ lương cao".
- Giáo viên thừa nhận đánh hai trẻ tại cơ sở mầm non ở Bình Định: Cô giáo đang mang thai nên thiếu bình tĩnh
- Hoàn cảnh éo le của vợ chồng trẻ tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn: 'Để con 6 tháng ở nhà để xin đi cạo mủ cao su'
Theo thông tin từ VTC News, anh Vũ Văn Thường là một nạn nhân của công ty Thuận Trung Thông tại Phú Thọ. Anh Thường đã đặt hơn 150 đơn hàng để nhận về làm gia công với tổng giá trị là 190 triệu đồng chỉ trong 20 ngày và được công ty tri ân cho nửa chỉ vàng bởi sự nhiệt huyết của mình.
Công việc mà những nạn nhân cần làm chỉ là xâu những hạt gỗ để thành 1 chiếc vòng tay. Ai có vốn ít hơn, thì có thể nhập hàng kẹp tóc về làm. Thao tác làm kẹp tóc cũng chỉ là lồng kẹp sắt vào trong chiếc vỏ nhựa. Đây là những công việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được.
Doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đào thậm chí còn quay vide tự quảng cáo với nội dung: "Những mặt hàng bên em cho gia công là kẹp ngọc trai, kẹp màu và chuỗi hạt. Bây giờ đang trong thời gian ưu đãi thì mình sẽ được ưu đãi về công nha cả nhà ơi. Quan tâm công việc thì mình cứ nhanh tay nhắn tin ngay cho để được tư vấn nha".
Thậm chí, một ứng dụng có tên Shopnew đã được công ty tạo ra để khách hàng có thể theo dõi đơn hàng, rồi đặt cọc và nhận công một cách nhanh chóng. Các kho hàng cũng liên tiếp được mở ra tại hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc để khách hàng có thể trực tiếp nhận và gửi hàng. Ai cũng hồ hởi với công việc này, bởi đây đích thực là "việc nhẹ lương cao".
Nạn nhân của công ty Thuận Trung Thông tại Lào Cai cho biết, nếu mỗi ngày bản thân cọc gần 70 đơn thì tiền công của mình có thể được 8 triệu. Như vậy, một tháng làm tiền công của bản thân có thể được gần 200 triệu.
Tuy nhiên, số tiền công sẽ chỉ nhiều với người có vốn làm ăn. Bởi thử thách duy nhất của công việc này đối với người làm, chính là số tiền mà doanh nghiệp bắt buộc phải đặt cọc để lấy hàng. Cọc càng nhiều tiền công càng cao.
Nạn nhân của công ty Thuận Trung Thông tại Bắc Giang chia sẻ, đã cọc tổng cộng 250 đơn vòng các loại với tổng trị giá là 283 triệu.
Theo doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo giải thích số tiền cọc như vậy là không cao. Công ty bắt đóng tiền là để cho khách hàng có trách nhiệm giữ gìn hàng hóa của công ty không bị thất thoát. Sau khi làm xong, công ty vẫn hoàn lại tiền cho mọi người chứ không giữ. Tuy nhiên, chỉ sau 4 tháng chi trả đúng hẹn, thì đến đầu tháng 2/2024, hàng nghìn khách hàng của công ty Thuận Trung Thông trên cả nước đã không còn được trả cả cọc lẫn công.
Trong ứng dụng của một nạn nhân vẫn còn ghi số tiền 261 triệu sẽ được thanh toán về ví nhưng mà bị giam, chưa rút về tài khoản được. Một số nạn nhân cũng đã xác định là mình đã bị lừa vì tôi không rút được tiền và ứng dụng đã sập.
Theo thông tin từ báo Dân trí, trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin đã liên tục đưa ra cảnh báo và biện pháp phòng tránh cho người dân trước chiêu trò trên. Người dân cần tuyệt đối nâng cao cảnh giác, đồng thời tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân: CCCD, CMND, mã OTP, số thẻ ngân hàng,... cho bất kỳ ai hoặc trên bất kỳ trang web lạ nào.
Cơ quan chức năng lưu ý, nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.