Thảo mai là một từ vốn không xuất hiện trong từ vựng. Tuy nhiên hiện nay từ thảo mai xuất hiện khá nhiều trong giao tiếp, vậy thảo mai là gì? hiểu và sử dụng từ thảo mai thế nào cho đúng
Thảo mai là gì ? Nhiều người sử dụng từ ngữ này với nghĩa gì ? Hay thảo mai được sử dụng với mục đích gì?,... Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghĩa của từ thảo mai. Và nói về nguồn gốc cũng như ý nghĩa thật sự của từ này.
1.Nghĩa của từ thảo mai.
Theo nghĩa bình thường.
Theo chữ Hán "thảo" là cỏ, là cây loại nhỏ, cũng có nghĩa là thảo luận, bàn bạc, hội thảo. "Mai" là lúc trời đất chuyển ban đêm sang ban ngày, hoặc mai có thể là một loại hoa, mảnh mai, mỏng manh.
Thảo mai còn là tên của một vị thuốc trong y học. Loại quả này có hình dạng giống như tim gà, có màu đỏ, cùi mềm, nhiều nước và có vị chua ngọt. Loại quả này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được dùng như một vị thuốc trong Đông Y điều trị chứng táo bón, chứng thiếu máu do khí hư, chứng ho…
Theo nghĩa ẩn dụ.
Nói về nguồn gốc của từ “Thảo mai”,đa số trước đây rất ít được nhắc đến.
Thảo mai - từ không có trong từ điển. Thật vậy, ít nhất là theo từ điển Tiếng Việt của trung tâm từ điển học năm 1999. Trong nhiều tài liệu khác cũng không hề có từ này. Tuy nhiên gần đây nó được xuất hiện nhiều trên MXH hoặc trong giao tiếp do nghĩa ẩn. Sử dụng với mục đích ẩn dụ vấn đề mới chính là nghĩ của từ này.
Hiểu một chút về nguồn gốc của từ thảo mai.
Bạn đã từng nghe qua 2 câu thơ.
Thảo mai rao bán chỉ vàng
Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh
Nhiều giả thuyết cho rằng từ thảo mai xuất hiện từ 2 câu thơ trên.
Ý nghĩa của câu này là để châm biếm người thiếu trung thực - hay nói cách khác là giả tạo - trong lời nói và hành động của mình. Bạn có thể hiểu là cô gái rao bán chỉ vàng, nhưng khi đến lại đang bán là chỉ xanh.
Nhiều giả thuyết lại cho rằng Thảo Mai là một tên nhân vật trong phim hay đâu đó có đức tính giả tạo, lả lướt thướt tha gió chiều nào xoay chiều đấy. Và vô tình nó chuyển từ danh từ của một người sang tính từ ẩn dụ.
Từ đó suy ra nghĩa thật sự ẩn đằng sau từ thảo mai này là dùng để chỉ những người, những hành động, lời nói giả tạo, hai mặt, thiếu thành thực với cảm xúc hoặc gượng gạo không tự nhiên, gió chiều nào xoay chiều đấy. Hoặc người hay nói một đằng làm một nẻo, bảo người khác làm thế này nhưng mình lại làm thế kia, không trung thực, ngoài mặt thì cười nhưng sau lưng thì nói xấu. Điểm nhấn chính từ từ này nói giảm nói tránh cho từ giả tạo, 2 mặt, nói một đằng làm một nẻo.
Dù có nghĩa giống với từ “Giả tạo”, nhưng “Thảo mai” lại có ý nhẹ nhàng hơn. Nó được sử dụng như một cách nói chăm biếm tránh nói thẳng, trực tiếp. Nói cách khác, “Thảo mai” là một cách nói giảm tránh mất lòng cũng như lịch sự hơn trong văn hóa giao tiếp.
Một cách cắt nghĩa khác của từ “Thảo mai” còn chỉ những hành động, câu nói gượng gạo giả lả. Đây cũng là cách lý giải từ “Thảo mai” được nhiều người đồng tình nhất.
Nó cũng có thể được hiểu theo chiều hướng tích cực là sự khôn lanh, khéo léo trong giao tiếp; cách hành xử lịch sự, tế nhị được nhiều người thích thú và xem là đáng học hỏi.
2. Đặc điểm của người thảo mai để bạn nhận biết.
Sơ lược về định nghĩa của từ thảo mai bạn cũng đã hiểu ý chính đằng sau một từ vốn vô nghĩa. Sẽ có những đặc điểm rất dễ để nhận biết một người thảo mai và bạn có thể quan sát qua cử chỉ và lời nói của họ:
- Nói một đằng nhưng trong lòng và làm thì khác xa so với những lời đã nói ra.
- Cố tỏ ra bánh bèo dễ thương nhưng sự thật lại khác xa.
- Người thảo mai luôn tỏ vẻ thân thiện, ân cần, thân thiết, tốt bụng, quan tâm người khác; khen ngợi, hâm mộ, yêu quý người đối diện; bạn thân đi đâu cũng có nhau, nhưng trong lòng thì không quý mến gì người đó, nói dối, sau lưng thì nói xấu, có cơ hội thì luôn tìm cách hãm hại, "đâm sau lưng" bạn bè.
- Cố gắng tỏ ra được thương hại để được quan tâm
- Gian lận trong cách ứng sử giao tiếp, lời nối. Ngoài ra thảo mai cũng còn để nói những người buôn bán gian lận, treo đầu dê bán thịt chó.
- Biểu hiện quá lố trước một sự việc quá bình thường.
- Bạn có thể nhìn thấy người này thường có động tác liếc mắt sang trái phải liên tục.
- Cố gắng làm quá một chuyên gì lên nhưng nó không đáng.
- A dua nịn hót nhưng một người nhưng đằng sau lại là một sự thật khác.
,.....
Nhìn chung một người thảo mai sẽ biểu diễn cảm xúc lời nói khá thô và rất dễ lộ do mọi trường hợp hoặc mọi lời nói điều rất dễ để người khác nhận thấy được. Sự giả tạo rất kho bao che do đây là cảm xúc của con người, nếu không làm chủ được sẽ rất dễ để lộ ra. Ngoài ra sự thảo mai sẽ bị vạch mặt do bị nhiều người để ý.
Tuy nhiên từ Thảo mai không phải lúc nào cũng để nói về một người không tốt. Nó cũng giúp nói giảm nói tránh cho một số trường hợp giao tiếp. Vậy nói sao cho đúng với từ thảo mai.
3. Sử dụng từ “thảo mai” thế nào cho đúng?
Như đã giải thích đây như là một dạng từ nói giảm nói tránh. Tuy hiện nay mọi người dùng từ này với ý vui và nhẹ nhàng hơn nhưng nó vẫn là một từ khá châm biếm, mang tính công kích nên cần thận trọng khi dùng nó với một vài trường hợp nhạy cảm. Nên tùy vào trường hợp và đối tượng nên cân nhắc sử dụng để tránh gây mất hòa khí.
Hãy xem xét mối quan hệ của bạn có đủ thân thiết không bởi nếu bạn dùng không khéo léo có thể sẽ làm mất tình bạn. Nếu muốn dùng để đùa vui thì chỉ nên dùng với những ai thân, hiểu ý nhau. Lời khuyên là nên dùng cho bạn bà thân thiết hoặc mức độ câu chuyện không đi quá xa.
4. Câu chuyện kéo dài.
Một số bạn có thể hỏi rằng liệu có thể chơi với người thảo mai. Đa phần, thảo mai luôn gán ghép với giả tạo. Trước mặt và đằng sau của người này là một sự khác biệt tương đối rõ ràng, hay còn được gọi là kẻ 2 mặt.
Tuy nhiên không phải người nào thảo mai cũng là những người xấu. Đôi khi chúng ta cần đưa ra những nhận xét về những điểm không tốt của người khác nhưng nói một cách ví von, nhẹ nhàng, lịch sự, ý tứ, tránh né việc nói quá thẳng. Trong trường hợp này thì việc thảo mai lại là một điều tốt.
Do đó cũng nên hiểu sâu hơn vấn đề và câu chuyện để lựa chọn bản thân có nên thảo mai hay không, thảo mai như thế nào và thảo mai với ai?.
Sự thảo mai chỉ nên dừng lại ở mức độ ý tứ, lịch thiệp chứ không nên bao gồm cả sự giả tạo trong đó. Nó có thể xuất hiện trong một số câu chuyện phím giữa các đồng nghiệp chẳng hạn. Tuy nhiên ở những vấn đề nghiêm túc và tình huống rõ ràng thì nên cân nhắc. Cũng nên cân nhắc mức độ thảo mai trong mọi tình huống để có cái nhìn đúng hơn.
Từ thảo mai được sử dụng khá nhiều và nếu được vận dụng phù hợp thì nó sẽ là một sự tế nhị nên có trong giao tiếp.
5.Thảo mai có che dấu được .
Có câu nói “giấy không gói được lửa”. Cảm xúc hay lời nói giả tạo là một thứ khó che dấu và đến một lúc nào đó nó sẽ bị phát hiện. Khi đó, bạn sẽ có một ấn tượng xấu trong các mối quan hệ xã hội và khiến mọi người ngày càng xa cách mình.
Sự thảo mai nếu đến một lần hoặc không thường xuyên thì có thể là sự vô tình hoặc đó là cách nói vui trong giao tiếp. Tuy nhiên nó luôn xuất hiện thì đây là một thứ không thể không gây chú ý. Việc bạn thảo mai quá nhiều dẫn đến bạn luôn bị chú ý bởi lời nói và hành động, khi bạn gây được sự chú ý của nhiều người thì sớm muộn sự thảo mai sẽ bị lộ.
6.Những câu nói hay về người thảo mai.
Để tiếp thêm sự sinh động cho câu chuyện thảo mai thì có những câu nói cực hay nói về những người như thế.
- Đồng xu có hai mặt nhưng chỉ có một mệnh giá. Người có một mặt nhưng sao lại hai lòng.
- Cứ làm ác quỷ mà sống thật với bản thân… Chứ đừng mang bộ mặt thiên thần mà tâm hồn dơ bẩn.
- Người thảo mai nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên. Thì những lời chúc mừng của người đó chưa chắc đã đáng tin.
- Đời thì bon chen, hối hả còn con người thì nhỏ nhen, giả tạo.
- Người thật thà thường không khéo léo, dẻo miệng, kẻ giả tạo lại nói toàn điều hay.
- Đừng tốt với ai quá khi chưa hiểu hết được con người của họ. Để không phải ngỡ ngàng khi họ tháo mặt nạ ra.
- Bản chất của bạn mình đã Thấu, hay là do Bạn quá Xấu, nên phải dùng Mặt Nạ để che giấu.
- Lời nói dối thường không có chân, nhưng những tai tiếng thì lại có cánh.
7.Cuối cùng.
Bạn có thể hiểu thảo mai theo nghĩa mà người dùng sử dụng nhiện nay nhiều nhất đó là nói lên sự giả tạo, dối trá và 2 mặt. Nó được sử dụng như một từ ngữ nói giảm nói tránh. Tuy việc thảo mai mang nhiều ý nghĩa xấu và được nhiều người đánh giá không tốt, nhưng một số trường hợp thảo mai cũng được sử dụng với bạn thân trong chuyện phím như một cách giải trí.
Người quá thảo mai thường rất dễ để lộ do cách nói chuyện hay cảm xúc quá lố so với hoàn cảnh, do đó thường bị xa lánh. Tuy nhiên việc thảo mai không phải lúc nào cũng xấu, nếu biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ với trường hợp cần thiết thì vẫn có thể chấp nhận.
Do đó quan điểm của chúng tôi, nếu các bạn có cùng quan điểm hoặc quan điểm trái chiều hãy cho chúng tôi biết.