Có 2 thời điểm nước dừa trở nên độc hại đó là khi nó đã bị hỏng, hoặc do chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều.
- 5 loại nước ép màu cam giàu vitamin A và vitamin C giúp da mịn màng, mắt sáng khỏe
- Uống nước lọc ấm cho thêm một trong 3 thứ giúp tăng miễn dịch, bụng phẳng bất chấp mùa lạnh dễ tích mỡ
Bác sĩ Lộ Chí Chính (1920-2023) là một bậc thầy về y học cổ truyền Trung Quốc. Ông là bác sĩ trưởng của Học viện Khoa học Y học Trung Quốc, bắt đầu nghiên cứu lâm sàng về y học cổ truyền Trung Quốc từ tháng 2 năm 1939.
Nhắc đến loại đồ uống tốt cho sức khỏe, cái tên đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến chắc hẳn là nước dừa. Thật đúng như vậy, nước dừa là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn giải khát và cung cấp thêm năng lượng cần thiết.
Nước dừa được mệnh danh là thức uống của thiên nhiên. Thức uống tự nhiên này từ trước đến nay luôn được coi là thần dược cho sức khỏe và cơ thể nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể uống nước dừa một cách bừa bãi.
Có 2 thời điểm nước dừa trở nên độc hại đó là khi nó đã bị hỏng, hoặc lúc chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều.
Nước dừa dễ lên men, theo thời gian, hàm lượng dinh dưỡng của chúng sẽ bị suy giảm nếu tiếp xúc với không khí. Nước dừa sẽ ngon và bổ dưỡng nhất khi vừa được bổ ra, hoặc mới mở nắp chai (đối với nước dừa đồng chai).
Nếu bạn thấy nước dừa chuyển màu, có vị chua thì nên loại bỏ ngay vì lúc này uống nước dừa sẽ gây tổn hại cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, đừng bao giờ uống nhiều hơn một cốc nước dừa mỗi ngày, nếu không bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn uống nhiều hơn một cốc nước dừa mỗi ngày?
1. Bạn sẽ phải đi tiểu liên tục
Nước dừa có đặc tính lợi tiểu, nó sẽ chỉ cung cấp nước và tăng cường năng lượng. Do đó bạn có thể phải đi vệ sinh thường xuyên nếu uống quá nhiều, vì vậy hãy uống nước dừa điều độ.
2. Không an toàn cho những người bị dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại trái cây hoặc loại hạt nào thì cần chú ý khi dùng nước dừa vì nó có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe của bạn. Dừa có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng dị ứng ở người, có thể gây nghiêm trọng trong một số trường hợp.
3. Có thể làm tăng lượng đường trong máu
Nước dừa có thể ít đường nhưng lại chứa nhiều calo và carbohydrate, cả hai đều là kẻ thù của bệnh nhân tiểu đường. Dù người bệnh có thể uống nước dừa với mức độ vừa phải nhưng không nên uống thường xuyên và quá nhiều trong một lúc.
4. Có thể gây huyết áp thấp
Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp nước dừa có thể gây tử vong! Những người đang dùng thuốc huyết áp nên tránh uống nước dừa vì nó có thể khiến huyết áp của họ xuống mức cực thấp. Nếu yêu thích nước dừa thì người bệnh phải được sự cho phép của bác sĩ.
5. Gây mất cân bằng điện giải
Nếu một người tiêu thụ quá nhiều nước dừa thì hàm lượng kali trong cơ thể sẽ tăng lên, gây mất cân bằng điện giải và gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.
6. Tăng kali máu
Uống quá nhiều nước dừa có thể gây ra tình trạng tăng kali máu, từ đó dẫn đến suy nhược, choáng váng và mất ý thức.
7. Làm hại thận
Nước dừa chứa hàm lượng lớn kali, có công dụng như một chất lợi tiểu tự nhiên giúp thận dễ dàng thải nước ra ngoài. Tuy nhiên, những người thận yếu nếu tiêu thụ quá nhiều nước dừa sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn, từ đó gây hại cho sức khỏe của thận.
Ai không nên uống nước dừa?
Mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống 3-4 trái/tuần, không nên uống liên tục trong nhiều ngày. Bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh thận, người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, người đang bị đau bụng kinh, người bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa để tránh gặp phải tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.