Khổ qua là một loại thực phẩm phổ biến ở nước ta, rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người lựa chọn chế biến làm các món ăn ngon hàng ngày. Tuy nhiên bà bầu cần phải lưu ý đến thực phẩm này.
- Mẹ xinh, bé thông minh nhờ ăn bí ngô trong thời kỳ mang thai
- Điều gì xảy với cơ thể khi ăn bánh mì thường xuyên?
Theo Y học hiện đại, khổ qua được ví như kho dinh dưỡng quý giá gồm vitamin C, lipit, chất bột đường, canxi, kali, magie, sắt… Tuy nhiên đối với bà bầu thì chúng thật sự không tốt.
Bà bầu có được ăn khổ qua không?
Được mệnh danh là “thần dược” từ thiên nhiên nhưng tại sao bà bầu ăn khổ qua là không nên? Khổ qua là loại quả rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng đối với bà bầu loại quả này không thật sự tốt. Các nghiên cứu cho thấy ăn khổ qua quá nhiều trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc đưa khổ qua vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Tác dụng phụ của việc ăn khổ qua khi mang thai
Gây thiếu máu
Một số bà bầu ăn khổ qua sẽ dẫn đến sự phá hủy của các tế bào hồng cầu, xảy ra do một phần tử vicine chứa trong khổ qua. Việc này có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều hậu quả quả tai hại khác trong thời gian mang thai. Do đó, tốt nhất bạn nên tránh xa khổ qua để tránh dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
Mang nhiều độc tính
Trong khổ qua có chứa các phân tử như: quinine, momordica và glycoside. Những chất này có thể gây ngộ độc, dẫn đến đau đường ruột, nôn mửa, mệt mỏi, mỏi cơ, thậm chí còn ảnh hưởng đến thị lực.
Thậm chí khi tiêu thụ một lượng lớn khổ qua có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu.
Phụ nữ cho con bú cũng không nên ăn khổ qua, vì những thành phần không tốt có thể truyền qua con từ sữa mẹ.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời gian thai nghén. Một chế độ ăn khoa học hợp lý giúp thai nhi phát triển toàn diện, sức khỏe của mẹ ổn định trước và sau khi sinh con, mẹ cần hiểu rõ và tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.