Loại rau được mệnh danh 'kho báu dinh dưỡng', 'vua giải độc' mọc dại rất nhiều: Nấu ăn bổ, làm trà ngon

Dinh dưỡng 20/11/2023 18:45

Bồ công anh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, được mệnh danh là 'kho dinh dưỡng'.

Loại rau mọc dại nhưng nhiều dinh dưỡng

Theo Báo Giao thông, bồ công anh là một loại rau dại phổ biến rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin K, axit folic, kali, canxi, sắt,... còn được mệnh danh là "vua giải độc".

Tuy nhiên, đây không chỉ là loại rau dại thông thường mà còn là kho báu dinh dưỡng vào mùa thu. Ăn loại rau này thường xuyên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Loại rau được mệnh danh 'kho báu dinh dưỡng', 'vua giải độc' mọc dại rất nhiều: Nấu ăn bổ, làm trà ngon - Ảnh 1
Loại rau mọc dại có nhiều lợi ích. Ảnh: Internet

Lợi ích của rau bồ công anh

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn tin từ Anna Lifestyle/Amerikanka, trong suy nghĩ của nhiều người, bồ công anh chỉ là một loại cỏ dại mà không hề biết tới những lợi ích sức khỏe quan trọng của nó. Lá và hoa bồ công anh có tác dụng làm lành các vết thương và nhiều đặc tính dinh dưỡng. 

1. Điều trị các bệnh về da: Bệnh ngoài da do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn có thể được điều trị bằng bồ công anh. Tất cả những sản phẩm chiết xuất từ bồ công anh đều hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema và các chứng ngứa khác.

2. Tốt cho bệnh tiểu đường: Bồ công anh còn được coi là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể và cũng như loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều mắc.

3. Phòng chống ung thư: Trong y văn cổ truyền thế giới, bao gồm cả người Mỹ bản xứ, Ả Rập và Trung Quốc, từ lâu đã nói về những lợi ích sức khỏe của cây bồ công anh. Một trong những lợi ích quan trọng nhất đó là bồ công anh có tác dụng chống ung thư; đặc biệt là ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Loại rau được mệnh danh 'kho báu dinh dưỡng', 'vua giải độc' mọc dại rất nhiều: Nấu ăn bổ, làm trà ngon - Ảnh 2
Rau bồ công anh có nhiều lợi ích. Ảnh: Internet

4. Tốt cho xương

5. Cải thiện chức năng gan

Bồ công anh cải thiện các chức năng của gan thong qua việc kích thích gan một cách tự nhiên và thúc đẩy tiêu hóa. Các hoạt chất trong bồ công anh loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp tái cân bằng điện giải và tái lập các hydrat.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh kích thích sự thèm ăn. Các inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa và các chất chống oxy hóa của nó giúp cho hấp thu các độc tố từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có ích đồng thời ức chế và ngăn cản vi khuẩn đường ruột có hại.

Món ăn với lá bồ công anh

Theo Báo Giao thông, bồ công anh rất khó ăn. Bạn có thể thêm một số loại rau lá xanh khác vào cùng với lá bồ công anh để chế biến món ăn (sinh tố hoặc salat…). Bằng cách này, bạn sẽ không nhận thấy hương vị của nó và thu được các lợi ích sức khỏe của bồ công anh.

1. Bồ công anh xào tỏi 

Nguyên liệu: Bồ công anh, tỏi, muối, dầu ăn

Loại rau được mệnh danh 'kho báu dinh dưỡng', 'vua giải độc' mọc dại rất nhiều: Nấu ăn bổ, làm trà ngon - Ảnh 3
Bồ công anh chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ảnh: Internet

2. Bánh bao nhân rau bồ công anh

Nguyên liệu: Bồ công anh, tôm khô, trứng gà, hành lá, muối, dầu mè, bột ngô, bột mì, tinh bột

3. Salad bồ công anh

Nguyên liệu (tự cân bằng theo lượng người ăn): Lá bồ công anh, dầu hạt cải, nước chanh, trứng, hành tây, bưởi hoặc quýt.

Bồ công anh trong các bài thuốc điều trị

Theo Vinmec, dược liệu bồ công anh được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh như sau:

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư: Chế biến bài thuốc bằng cách sử dụng 20g rễ bồ công anh, 20g lá bồ công anh và 40g xạ đen. Hỗn hợp thu được đem sắc với 1 lít nước uống hàng ngày;

Bài thuốc trị tắc tia sữa, sưng vú: Cây bồ công anh chữa tắc tia sữa, sưng vú qua các bài thuốc sau: Sử dụng 20g lá bồ công anh đem đun với nước uống hàng ngày, hoặc có thể sử dụng 30 – 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch và thêm ít muối, giã nát lấy nước uống, còn bã đem đắp lên vị trí vú bị sưng đau. Thông thường chỉ cần dùng bài thuốc 2 – 3 lần là đã đem lại hiệu quả tốt;

Bài thuốc trị ăn uống kém tiêu và hay bị mụn nhọt: Sử dụng 10 – 15g lá bồ công anh khô, 600ml nước (tương đương với 3 bát con). Đem sắc dung dịch đến thể tích còn 200ml (1bát) rồi uống. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày hoặc có thể kéo dài hơn;

Loại rau được mệnh danh 'kho báu dinh dưỡng', 'vua giải độc' mọc dại rất nhiều: Nấu ăn bổ, làm trà ngon - Ảnh 4
Rau bồ công anh làm trà và thuốc. Ảnh: Internet

Bài thuốc điều trị đau dạ dày: Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 20g lá bồ công anh khô, 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô. Hỗn hợp thu được đem đun với khoảng 1 lít nước đến khi dung dịch cạn còn khoảng 400ml nước thì ngưng và đem chắt nước uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày và lặp lại chu kỳ như trên cho đến khi khỏi bệnh;

Bài thuốc trị mụn nhọt, rắn độc cắn: Vị trí mụn nhọt hoặc rắn độc cắn sau khi hút hết độc tố tiến hành lấy lá bồ công anh tươi giã nát, thêm một ít muối đắp lên vùng da bị mụn hoặc bị rắn cắn, dùng gạc băng vết thương lại. Sử dụng bài thuốc mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần;

Bài thuốc trị viêm túi mật, polyp túi mật: Sử dụng 30g lá bồ công anh phơi khô pha với nước nóng dùng uống như trà mỗi ngày;

Hỗ trợ ở người bệnh đái tháo đường: Sử dụng 35g lá bồ công anh phơi khô hãm nước uống hàng ngày.

Bao nhiêu bồ công anh mỗi ngày là đủ?

Theo Tri thức trẻ dẫn tin từ Sohu, Kknews, Baidu, mặc dù bồ công anh có nhiều lợi ích nhưng có 3 loại người không thích hợp để tiêu thụ.

Loại rau được mệnh danh 'kho báu dinh dưỡng', 'vua giải độc' mọc dại rất nhiều: Nấu ăn bổ, làm trà ngon - Ảnh 5
Lưu ý khi ăn rau bồ công anh. Ảnh: Internet

1. Người có tiền sử bị dị ứng

Bồ công anh không phải là loại rau lành tính dành cho tất cả mọi người. Trên thực tế, có một số ít người sẽ bị dị ứng sau khi uống nước bồ công anh, chẳng hạn như nổi mụn nhỏ hoặc ngứa. Nếu xác nhận đó là dấu hiệu của dị ứng, tốt nhất bạn nên dừng uống ngay.

2. Người thiếu dương khí, tỳ vị hư nhược

Bồ công anh có tính lạnh, không nên ăn hoặc uống khi tỳ vị và dạ dày đang kém, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

3. Người bị hội chứng âm hư

Trong y học Trung Quốc, người mắc chứng âm hư có âm khí trong người quá nhiều, khiến cơ thể suy nhược, tay chân lạnh, mệt mỏi, chán ăn. Lúc này, cơ thể tuy không sốt nhưng bệnh kéo dài, khiến thể trạng người bệnh kém dần. Những người mắc bệnh này cần tránh đồ ăn thức uống có tính lạnh, nếu không sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề đang mắc phải.

Chú ý:

- Không uống trà bồ công anh lạnh

Vì bồ công anh có tính lạnh nên nếu uống lạnh sẽ dễ gây tiêu chảy, tốt nhất là nên uống trà nóng hoặc ấm.

- Không uống quá nhiều

Chỉ nên sử dụng 3-5g bồ công anh khô pha thành nước uống, không nên uống quá nhiều.

- Không uống mỗi bồ công anh nếu là người có tỳ vị và dạ dày kém

Đối với những người yếu tỳ vị, dạ dày kém nếu vẫn muốn uống nước bồ công anh thì nên thêm một số nguyên liệu khác để trung hòa dược tính, chẳng hạn như chà là, gừng, hoa hồng…

 

Thực hư ăn đồ chua giảm béo, nhiều người cố gắng ăn dưa muối thay rau còn 'hiểm họa khôn lường'

Nhiều chị em không rõ liệu ăn đồ chua có thực sự giúp giảm cân? Các loại quả như cam quýt, dưa muối, dưa cà... giúp chống ngán nhưng nên ăn bao nhiêu là vừa?

TIN MỚI NHẤT