Khi lựa chọn giữa hai loại thực phẩm này, hãy xem xét nhu cầu và sở thích dinh dưỡng cụ thể của bản thân.
- "Khi mua tỏi, loại vỏ trắng hay vỏ tím tốt hơn?": Lão nông trồng tỏi tiết lộ sự thật
- Kết hợp 2 nguyên liệu này trong 1 món ăn: Vừa thơm ngon đậm đà lại tốt cho gan, củng cố hệ miễn dịch, đẹp da
Khoai lang và khoai tây đều là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiểu được sự khác biệt giữa khoai lang và khoai tây có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt về loại thực phẩm nào có thể phù hợp hơn với nhu cầu của bản thân.
Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, rất khó để khẳng định khoai nào tốt hơn, mỗi loại có một lợi thế và giá trị dinh dưỡng riêng. Điểm chung của hai loại khoai này là giàu tinh bột, tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách. Về hàm lượng dinh dưỡng, khoai lang nhiều vitamin A và beta-carotene cao hơn khoai tây. Tuy nhiên, khoai tây lại chứa kali, magiê và sắt nhiều hơn khoai lang.
Bác sĩ Hưng cho rằng, sự khác biệt về dinh dưỡng của hai loại khoai này là không đáng kể, quan trọng nhất là cách chế biến làm sao để an toàn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đồng quan điểm trên, Bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM Cơ sở 3, cho rằng, cả hai loại khoai đều chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bảo vệ tế bào chống lại chất gây ung thư và độc tố. Tuy nhiên, cần lưu ý cách ăn hai loại thực phẩm này lành mạnh nhất.
Cách ăn khoai lành mạnh nhất
Bác sĩ Vũ cho biết mầm khoai tây có chứa chất độc solanin, do vậy khi chế biến, mọi người cần gọt sạch vỏ. Đối với khoai tây thì hạn chế chiên rán, nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn nhiều khoai tây chiên dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Ngoài ra, khi chế biến khoai tây ở nhiệt độ cao, khoai tây có thể chứa acrylamide, glycoalkaloid và lượng muối cao, không tốt cho sức khỏe.
Cách nấu khoai tây, khoai lang lành mạnh nhất là hấp hoặc luộc, giúp bảo vệ các chất dinh dưỡng. Lưu ý không nên luộc khoai quá lửa vì folate và vitamin B có thể hòa tan trong nước sôi.
Ngoài ra, những người mắc bệnh thận nên tránh ăn khoai lang, khoai tây vì trong khoai chứa nhiều kali.
Đối với khoai lang, bác sĩ Vũ lưu ý không sử dụng khoai lang có đốm đen hoặc đã để quá lâu; không dùng khoai lang thay cơm. Phụ nữ có thai ăn khoai lang được, nhưng tránh ăn nhiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 củ khoai lang và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Ăn khoai lang vào buổi tối dễ bị đầy bụng.