Không chỉ làm mất giá trị thấm mĩ mà mọt đen còn làm cho gạo có "nguy cơ" mất hết chất dinh dưỡng. Kham khảo ngay 3 mẹo này để đuổi mọt cũng như phòng chống nhé.
- Cách nấu canh rong biển khô bổ dưỡng không tanh đúng kiểu truyền thống Hàn Quốc
- Dẫn dầu cuộc đua làm đẹp từ công dụng giảm mỡ bụng đến chống lão hóa "đỉnh cao" gọi tên 5 "ứng viên" rau xanh đầy dinh dưỡng này
Dùng tủ lạnh diệt mọt
Đây là một cách đơn giản ai cũng có thể thực hiện để diệt ấu trùng mọt đen trong gạo. Gạo mua về, kiểm tra kỹ, sau đó cho vào túi kín rồi để trong tủ lạnh 1 tuần sẽ khiến ấu trùng mọt chết, không thể nở thành con.
Lưu ý, cách này chỉ có thể sử dụng với gạo mới, khi ấu trùng chưa nở thành con mọt. Nếu gạo đã có mọt đen, bạn hãy tiêu diệt chúng trước rồi cũng nên để tủ lạnh 1 tuần để đảm bảo trong gạo đã hoàn toàn sạch ấu trùng.
Dùng tỏi
Cho một vài củ tỏi chưa bóc vỏ vào những vị trí khác nhau trong thùng gạo. Tỏi có chức năng khử trùng và khử trùng rất hiệu quả. Khi mùi của tỏi lan rộng, mọt gạo không có khả năng sống sót trong thùng đựng.
Lưu ý, thùng chứa gạo cần đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và kín, không bị ướt nếu không nó sẽ làm ẩm, ướt gạo sinh ra nấm mốc nhanh chóng. Để thùng chứa gạo ở nơi tối không có ánh mặt trời.
Dùng máy sấy tóc
Trước tiên, bạn hãy dàn đều gạo ra một mặt phẳng, rồi sử dụng sức nóng từ máy sấy hong khô gạo. Nếu không có máy sấy thì bạn có thể tranh thủ những ngày trời nắng mang gạo ra phơi. Nhiệt độ cao sẽ khiến mọt không chịu nổi phải bò lên trên bề mặt gạo, lúc này bạn chỉ cần nhặt sạch và xử lý. Sau đó bạn nên diệt mọt bằng cách thủ công như đốt hoặc dùng các chất diệt côn trùng, không nên chỉ gom lại rồi vứt vào thùng rác vì những con mọt còn sống có thể bò ra ngoài và tiếp tục tìm đến thùng gạo nhà bạn.
Ngoài các cách trên đây, để bảo quản gạo tránh bị mọt ăn bạn cần lưu ý chọn mua gạo mới, bảo quản gạo trong thùng kín có nắp đậy ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh thùng gạo. Ngoài ra bạn không nên mua quá nhiều gạo một lúc, vừa khó bảo quản vừa khó kiểm tra gạo có bị mọt hay không. Nếu gạo bị nhiễm mọt hoặc bị ẩm mốc, không còn sử dụng được thì bạn phải vứt đi càng nhiều, rất lãng phí.