Nhiều người không biết rằng đậu đỏ chỉ cần được kết hợp cùng những nguyên liệu sau đây, hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội.
- Cách làm chè đậu đỏ bột lọc thơm ngon, ngọt mát, ai ăn cũng mê tại nhà!
- 5 lợi ích tuyệt vời của đậu đỏ giúp cơ thể khỏe mạnh ngoài việc 'thoát ế' ngày Thất Tịch
Đậu đỏ là loại thực phẩm vô cùng phổ biến, đặc biệt nó rất tốt đối với cơ thể phụ nữ. Chị em ăn một ít đậu đỏ có thể nhận được tác dụng bổ khí dưỡng huyết, giải độc, trị táo bón, làm đẹp da...
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội): "Đậu đỏ tính bình, vị ngọt, chua. Có công dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc tiêu mủ...".
Theo y học hiện đại, đậu đỏ có chứa protid, lipid, glucid, chất xơ, vitamin A1, B1, B2, calcium, phosphor, sắt... Có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, hạ cholesterol, lợi tiểu và chống ung thư. Khi dùng đậu đỏ, hàm lượng chất xơ nhiều trong nó sẽ giúp tạo cảm giác no. Từ đó giảm việc cung cấp năng lượng.
Đặc biệt, đậu đỏ là loại hạt có chứa nhiều vitamin C. Đây là chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn gốc tự do, đồng thời bảo vệ làn da khỏi tia UV. Ngoài da, loại đậu này còn giúp bổ sung các vitamin nhóm B và vitamin E để tăng cường miễn dịch.
Đậu đỏ có thể được sử dụng để đun nước uống, nấu chè, nấu canh... món nào cũng ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng đậu đỏ chỉ cần được kết hợp cùng những nguyên liệu sau đây, hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội.
Đậu đỏ kết hợp cùng thứ này là "cặp trời sinh"
1. Đậu đỏ và lúa mạch
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, sự kết hợp của hai loại thực phẩm này có thể loại bỏ độ ẩm trong cơ thể. Trong khi đó, độ ẩm chính là nguồn gốc gây ra, hoặc tăng nặng hầu hết các bệnh mãn tính.
Món ăn này cũng giúp nhuận tràng, kích thích cơ thể nhanh chóng đào thải độc tố và cặn bã, giảm táo bón... Đồng thời giúp giảm cân hiệu quả.
2. Đậu đỏ và hạt kê
Ăn đậu đỏ và kê cùng nhau không những có thể giúp dưỡng huyết mà còn thúc đẩy hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của dạ dày. Phụ nữ uống một ít cháo đậu đỏ và kê còn có tác dụng dưỡng nhan, làm đẹp da.
3. Đậu đỏ và hạt sen
Giá trị dinh dưỡng của hạt sen rất cao, còn có thể chữa mất ngủ, chị em phụ nữ có thể nấu cháo đậu đỏ và hạt sen. Món ăn này có tác dụng dưỡng nhan, làm đẹp da, đồng thời có tác dụng bồi bổ đường tiêu hóa hiệu quả.
4. Đậu đỏ và gạo đen
Trên thực tế, đậu đỏ và gạo đen là một sự kết hợp hoàn hảo cho món cháo. Món ăn này không những có thể bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn có hiệu quả cải thiện tuần hoàn máu. Có tác dụng dưỡng khí, dưỡng huyết, rất có ích cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ.
5. Đậu đỏ và gạo lứt
Theo lương y Vũ Quốc Trung, có thể đem 50g đậu đỏ đi nấu thành cháo cùng 200g gạo lứt. Món này ăn thường xuyên có thể chữa được phù thũng, cước khí, giảm béo.
6. Đậu đỏ và táo tàu
Bạn có thể điều chế đậu đỏ thành món ăn/bài thuốc tốt cho gan. Cách làm: Đậu đỏ 30g, lạc nhân 30g, táo tầu 50g, đường đỏ vừa đủ. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng cho người viêm gan cấp tính, vàng da do gan mật.
7. Đậu đỏ và bí đao
Bạn cần chuẩn bị đậu đỏ 100g, bí đao 500g. Nấu chung 2 nguyên liệu thành thang, uống thay trà hàng ngày. Dùng cho người viêm thận, phù thũng do suy dinh dưỡng.
8. Đậu đỏ cùng với xương sườn
Chuẩn bị 100g đậu đỏ, 500g xương sườn. Mang 2 vị cho nước hầm chung, nêm gia vị cho vừa mà ăn. Món này dùng cho người bị bệnh đái tháo đường. Lương y Trung cảnh báo, người nào có trọng lượng cơ thể vượt tiêu chuẩn không dùng.
9. Đậu đỏ và hạt ý dĩ
Đây là món ăn vừa có hương vị thơm ngon, lại vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Cả đậu đỏ và ý dĩ đều giàu chất xơ, có tác dụng có lợi tiểu, giải độc... vì thế nó là một món ăn lý tưởng cho những ai đang quan tâm đến sức khỏe của mình.
Lưu ý khi sử dụng đậu đỏ
- Đậu đỏ tuyệt đối không được ăn sống vì có thể gây ngộ độc, biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy. Tốt nhất nên nấu chín kỹ trong vòng 10 phút rồi mới thưởng thức.
- Đậu đỏ không phù hợp đối với những người hay bị lạnh tay chân, tê tay chân, tiêu hóa kém, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn kém ngon, hay bị ho khi trời lạnh…
- Mỗi ngày chỉ nên dùng 50g đậu đỏ chứ không nên ăn quá nhiều.