Nếu băn khoăn chưa biết lựa chọn thực phẩm nào tốt giúp hạn chế đường huyết, 5 loại trái cây sau là gợi ý tốt cho bạn.
- Thai phụ tiền sản giật nặng ngay mùng 1, kiên quyết không chịu mổ vì kiêng đẻ
- Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, là một trong số các căn bệnh phổ biến, bệnh tiểu đường hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, nhất là khi đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận…
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thường được chia thành 2 nhóm:
Bệnh tiểu đường type 1: Phụ thuộc vào lượng insulin do cơ thể không tự sản xuất được. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1 bao gồm:
– Do di truyền: Gen là yếu tố quan trọng làm phát triển bệnh tiểu đường type 1. Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mắc bệnh tiểu đường, con cái sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Song vẫn có trường hợp không có sự tác động của các yếu tố gen gây bệnh lên hệ miễn dịch.
– Do hệ miễn dịch bị suy giảm: Lúc này, các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Điều này làm suy giảm tuyến tụy và mất dần khả năng sản xuất insulin trong cơ thể.
– Do môi trường tác động: Các yếu tố như môi trường, thực phẩm, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn hay nhiễm độc tố vào cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1.
Bệnh tiểu đường type 2: Tiểu đường type 2 không phụ thuộc vào insulin. Người bị bệnh tiểu đường type 2 thường trên 40 tuổi. Hiện nay, bệnh đang ngày càng trẻ hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và tính mạng người bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
– Di truyền: Cũng như bệnh tiểu đường type 1, gen đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường type 2 làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
– Béo phì và ít vận động: Nếu trong cơ thể có nhiều calo dư thừa sẽ gây ra tình trạng kháng insulin. Khi người bệnh ít vận động sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin. Tuyến tụy suy yếu và mất dần khả năng sản xuất chất này gây ra tiểu đường.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường
Theo Tieudung.kinhtedothi, những loại trái cây sau đây người bệnh tiểu đường có thể ăn hàng ngày giúp bảo vệ sức khỏe.
Táo
Những trái táo giòn, ngon ngọt có thể bảo vệ cơ thể giúp chống lại bệnh tiểu đường. Táo rất giàu chất xơ hòa tan, vitamin C và chất chống oxy hóa. Chúng cũng chứa pectin, giúp giải độc cơ thể và loại bỏ các chất thải nguy hại cũng như làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường lên đến 35%.
Táo giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, giảm nguy cơ ung thư và tránh các bệnh về mắt ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Quả anh đào
Quả anh đào là một trong những trái cây được xếp hạng thấp nhất về chỉ số đường huyết là 22. Anh đào có chứa chất chống oxy hóa, beta-carotene, vitamin C, kali, magiê, sắt, chất xơ và folate.
Thêm vào đó, anh đào chứa anthocyanins được biết đến là giúp lượng đường trong máu thấp hơn bằng cách tăng sản xuất insulin lên đến 5%. Chúng cũng giúp chống lại bệnh tim, ung thư và các bệnh khác được phổ biến trong số những người mắc bệnh tiểu đường.
Kiwi
Đây là loại quả chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.
Cam
Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Đây là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường.
Đu đủ
Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó có bệnh đái tháo đường. Hai miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate, thêm 1 hộp sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Theo VnExpress, dưới đây là những cách bạn có thể phòng ngừa, hạn chế tình trạng bệnh tình.
Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân có thế giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo người bị tiền đái tháo đường (đường huyết tăng cao nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường) nên giảm ít nhất 7-10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Mục tiêu giảm cân cần dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại. Người bệnh muốn giảm cân cần được bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường tư vấn, bác sĩ Dinh dưỡng - Tiết chế lên kế hoạch giảm cân theo từng giai đoạn phù hợp, chẳng hạn giảm 1-2 kg mỗi tuần.
Tránh ăn kiêng cấp tốc
Mục tiêu ăn kiêng là giúp giảm cân nặng và duy trì trọng lượng khỏe mạnh hơn trong tương lai. Do đó, chế độ ăn uống lành mạnh cần dựa trên chiến lược có thể duy trì như một thói quen lâu dài. Lựa chọn chế độ ăn cần dựa trên một số sở thích của bản thân, các món dễ lựa chọn giúp duy trì lợi ích theo thời gian.
Một chiến lược đơn giản giúp lựa chọn thực phẩm tốt và ăn theo khẩu phần phù hợp là chia nhỏ đĩa thức ăn. Trái cây và rau không chứa tinh bột nên chiếm một nửa, ngũ cốc nguyên hạt chiếm một phần tư và thực phẩm giàu protein (chẳng hạn các loại đậu, cá hoặc thịt nạc) chiếm một phần tư.
Tăng cường vận động thể lực
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh đái tháo đường type 2 mà còn mang đến nhiều lợi ích như giảm cân nặng, giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Tuy nhiên, để có được tác dụng này, bạn nên duy trì 30 phút tập luyện mỗi ngày hoặc 150 phút mỗi tuần, tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao, qua các môn vận động như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy. Các bài tập kháng lực, có cường độ mạnh như cử tạ, calisthenics (chỉ sử dụng cơ thể và thanh xà)... ít nhất 2-3 lần mỗi tuần giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì cuộc sống năng động.
Rút ngắn thời gian không hoạt động (như ngồi máy tính) có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cứ mỗi 30 phút ngồi yên, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng.
Ăn chất béo lành mạnh
Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nên có nhiều loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa (chất béo tốt). Chất béo không bão hòa (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguồn chất béo tốt bao gồm dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải...; các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ...
Chất béo bão hòa (chất béo xấu) được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong chế độ ăn uống. Bạn có thể thay chúng bằng các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gà và thịt heo nạc.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường 50% so với người không hút thuốc, nhất là ở nữ giới. Bỏ hút thuốc hoặc không hút giúp phòng ngừa đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc lá, hạn chế ở gần khu vực khói thuốc lá.