3 loại rau cải mùa Đông chẳng khác 'thuốc bổ': đặc sản dân gian vừa tránh cảm cúm, ngừa thiếu máu, ung thư lại còn cấp nước cho da tốt hơn bao giờ hết

Dinh dưỡng 15/12/2022 07:56

Trong mùa Đông, chị em có thể tận dụng các loại rau cải này để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Mùa Đông đến cũng là lúc nhiệt độ tăng dần lên, thời tiết giá lạnh đòi hỏi cơ thể phải đáp ứng và thích nghi tốt hơn. Do đó, nhiều người rất sợ khi vào thời điểm này, cơ thể dễ phát sinh bệnh tình do khả năng miễn dịch chưa đủ phòng tránh.

Nguồn thực phẩm mang lại lợi ích thiết thực để tăng cường vitamin, cải thiện sức khỏe, trong đó có 3 loại thực phẩm họ nhà ‘cải’.

3 loại rau cải mùa Đông chẳng khác 'thuốc bổ': đặc sản dân gian vừa tránh cảm cúm, ngừa thiếu máu, ung thư lại còn cấp nước cho da tốt hơn bao giờ hết - Ảnh 1
Các loại rau tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Nói như vậy chẳng ngoa, rau cải vốn còn được mệnh danh là thuốc bổ, chúng có tác dụng phòng và chữa một số loại bệnh thường gặp trong dân gian, do đó, được dùng phổ biến hơn. Vào thời gian này cũng là thời điểm chúng nảy nở một cách tốt nhất, bạn đừng quên thêm chúng vào thực đơn của gia đình nhé.

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết và được khuyên nên ăn đủ bữa cũng như nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục cho cơ thể.

Một số kiêng kỵ mùa Đông

Theo Tiền Phong, để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất bạn nên tránh những việc làm này trong mùa Đông.

Uống rượu để làm ấm người

Đúng là uống rượu giúp cơ thể ấm lên nhanh chóng nhưng đây lại là thói quen không được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích, nhất là trong những ngày trời lạnh nhiều. Vì cồn làm cơ thể cảm thấy ấm nóng trong một thời gian ngắn nào đó, nhưng đồng thời cũng kích thích trao đổi nhiệt, khiến cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng.

Các chuyên gia khuyên chúng ta mang theo cồn, nhưng chỉ để thoa ngoài da. Khi bộ phận nào đó của cơ thể bị lạnh cóng, hãy dùng tinh dầu hoặc cồn xát lên da và ủ ấm, bạn sẽ cảm thấy nóng lên rất nhanh.

3 loại rau cải mùa Đông chẳng khác 'thuốc bổ': đặc sản dân gian vừa tránh cảm cúm, ngừa thiếu máu, ung thư lại còn cấp nước cho da tốt hơn bao giờ hết - Ảnh 2
Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe mùa Đông. Ảnh: Internet

Uống nước quá nóng trước khi ra ngoài

Trà nóng hoặc bất kỳ đồ uống nóng nào đều làm tăng lưu thông máu và cải thiện cơ chế phòng vệ của cơ thể. Tuy nhiên, đồng thời những đồ uống này cũng làm cho các mạch máu mở rộng. Điều này có nghĩa rằng khi bạn ra ngoài trời lạnh, nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng giảm xuống. Nếu thực sự cần uống một thứ gì đó trước khi ra ngoài, hãy uống nước ấm thay vì nước nóng.

Tắm nước lạnh

Có nhiều bạn chịu lạnh giỏi nên cứ nghĩ tắm nước lạnh không sao nhưng thật ra nếu cơ thể bị nhiễm lạnh bất ngờ thì hậu quả nghiêm trọng nhất có thể gây ra là bất tỉnh, hôn mê, thậm chí đột quỵ và tử vong.

Do đó, khi nhiệt độ thời tiết giảm thấp thì bạn nên nhớ tắm nước nóng và tắm thật nhanh, đặc biệt bạn không nên tắm quá khuya để bảo vệ sức khỏe an toàn hơn qua mùa đông giá lạnh năm nay.

Để bụng đói khi đi ra ngoài

Nếu để bụng quá đói mà đi ra ngoài trời lạnh thì cơ thể của bạn sẽ nhanh bị nhiễm lạnh, thậm chí còn dễ hạ thân nhiệt, gây nguy hiểm lớn cho tính mạng.

Do cơ thể muốn sản xuất nhiệt lượng và làm ấm người thì trước tiên cần được cung cấp năng lượng đầy đủ nhất. Trong khi đó, năng lượng từ cơ thể bạn được tiếp nhận vào thông qua những loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ trong ngày.

Thế nên, trong những ngày lạnh, bạn nên chú ý bổ sung năng lượng đầy đủ từ các bữa ăn, tránh để bụng đói khi ra đường và tuyệt đối không bỏ bữa sáng để hoạt động cơ thể tốt cho cả ngày.

Uống quá ít nước

Vào mùa đông nói chung, nhiều người trở nên lười uống nước. Trong thời tiết rét đậm rét hại, thói quen này càng dễ phát sinh. Điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ nước, dẫn đến sức đề kháng bị suy giảm, làn da trở nên khô ráp, sạm hơn, thiếu độ căng bóng tự nhiên.

3 loại rau cải tốt nhất trong mùa Đông

Chia sẻ trên Báo Dân Trí, không chỉ là những món ăn ngon lành, 3 loại rau cải này còn là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cải cúc

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cải cúc chứa các axit amin, lysin, chất béo, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng. Ngoài ra, nó còn là loại rau tốt cho phòng chữa bệnh do giá lạnh. Cải cúc giúp thanh nhiệt, mát gan, bổ máu, cải thiện thị lực.

Để đảm bảo lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào, người chế biến cần lựa chọn rau cải cúc đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh các phương pháp sơ chế cải cúc tươi, loại rau này có thể phơi khô trong mát để dùng dần.

3 loại rau cải mùa Đông chẳng khác 'thuốc bổ': đặc sản dân gian vừa tránh cảm cúm, ngừa thiếu máu, ung thư lại còn cấp nước cho da tốt hơn bao giờ hết - Ảnh 3
Các loại cải rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Cải xoong

Cải xoong đã nổi tiếng là một loại thảo dược chữa bệnh từ thời Hippocrates. Khoa học hiện đại đã tìm thấy hơn 15 vitamin và khoáng chất thiết yếu trong loại rau này, nó giàu sắt hơn rau bina, giàu canxi hơn sữa, giàu vitamin C hơn cam.

Việc tiêu thụ loại rau này có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn 85g cải xoong mỗi ngày có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, thậm chí tiêu diệt chúng. Các nhà khoa học tại Đại học Ulster phát hiện ra rằng cải xoong làm giảm 22,9% thiệt hại do các tế bào ung thư gây ra đối với các tế bào bạch cầu. Cải xoong cũng làm tăng mức độ chất chống oxy hóa hấp thụ các gốc tự do- được cho là gây hại cho các mô của cơ thể.

Lượng vitamin C trong cải xoong hỗ trợ làm đẹp làn da từ bên trong, vitamin A trong rau có lợi với quá trình cải thiện thị lực. Cải xoong chứa ít calo nhưng lại có lượng chất xơ cao nên loại rau này thường được dùng để hỗ trợ quá trình giảm cân.

3 loại rau cải mùa Đông chẳng khác 'thuốc bổ': đặc sản dân gian vừa tránh cảm cúm, ngừa thiếu máu, ung thư lại còn cấp nước cho da tốt hơn bao giờ hết - Ảnh 4
Cải xoong giúp khỏe mạnh hơn. Ảnh: Internet

Cải bó xôi

Cải bó xôi hay còn được biết tới cái tên là rau chân vịt, rau bina. Trong cải bó xôi có nhiều natri, kali, canxi, phospho, magie, sulfur, mangan, kẽm, sắt, đồng…; nhiều vitamin B, C, tiền vitamin A, B12, protid, glucid, lipid, nước, chất xơ…

Trong rễ của loại rau này có chất glycosid tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, rau cải bó xôi tính ngọt, mát nên cải bó xôi còn được dùng chữa tăng huyết áp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm sáng mắt, suy nhược cơ thể, thanh nhiệt tiêu độc, chống chảy máu…

Uống nước ép cải bó xôi giúp kiểm soát các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Theo Medical Daily, cải bó xôi là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời, đặc biệt là axit alpha-lipoic giúp tăng mức insulin. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường có thể được hưởng lợi đáng kể từ nước ép rau bina vì loại rau này cũng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thần kinh ngoại biên cũng như giảm lượng đường trong máu.

Ngoài ra, nó cũng tốt cho mắt vì chứa beta carotene, lutein và zeaxanthin, tốt cho làn da, mái tóc… Do mức độ chống oxy hóa tăng lên trong nước ép cải bó xôi, nên thức uống này giúp tái tạo tế bào, giữ cho làn da của bạn luôn đủ nước. Mặt khác, hàm lượng vitamin A, B, C có trong nước ép rau bina giúp kích thích mọc tóc, cải thiện độ dày.

Những lưu ý khi ăn rau cải

Theo Phụ Nữ Việt Nam, dưới đây là những nhóm người nên hạn chế ăn quá nhiều rau cải để tránh mắc bệnh.

Bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày

Lương y Bùi Đắc Sáng khuyên những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, chướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn.

Bệnh nhân bị suy giáp

Dù rau cải chứa nhiều vitamin A, K, rất tốt cho chức năng hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, nhóm người đang điều trị bệnh suy giáp dù muốn cũng nên tránh ăn nhiều bởi rau cải có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.

Nếu muốn, bệnh nhân suy giáp, bướu cổ chỉ nên ăn một liều lượng vừa phải. Trước khi ăn cần ngâm rửa thật kỹ rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau.

Bà bầu nên thận trọng khi ăn

Bà bầu ăn rau xanh và hoa quả rất tốt nhưng khi ăn nên chọn lọc bởi rau cải là loại rất dễ sâu bọ vì vậy nguy cơ phun thuốc cao. Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn rau cải có nguồn gốc rõ ràng, tự trồng tại nhà, trước khi ăn cần ngâm rửa kỹ để loại bỏ hết chất hóa học nếu có. Ngoài ra, rau cải ăn sống hay rau cải muối đều không thích hợp với trẻ em, phụ nữ có thai.

Những người đang mắc bệnh đường tiêu hóa

Nếu đang mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa thì tốt nhất bạn không nên ăn rau cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.

Người bệnh gút thận trọng khi ăn

Mỗi loại thực phẩm có hàm lượng purin khác nhau. Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.

 

Khung giờ không nên gội đầu trong ngày vì dễ đột quỵ: Chuyên gia đặc biệt nhắc nhở nhất là vào mùa Đông

Khi nhiệt độ xuống thấp hơn, nguy cơ gây bệnh từ việc gội đầu do chúng tác động đột ngột các mạch máu não, dễ dẫn đến đột quỵ.

TIN MỚI NHẤT