3 loại cá nước ngọt "khoái khẩu" của người Việt nhưng là "vựa chứa" kim loại nặng, rất dễ nhập viện vì suy đa tạng: Rẻ tới mấy cũng không nên mua

Dinh dưỡng 29/07/2024 10:54

Thịt cá chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện sống, môi trường sinh sản mà nguồn dinh dưỡng của các loại cá cũng thay đổi. 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về Công nghệ sinh học và thực phẩm, các loại cá ăn tạp, cá sống ở tầng đáy nguy cơ nhiễm kim loại nặng nhiều hơn so với các loại cá khác. Nguồn nhiễm có thể từ môi trường sống (đất, nước), từ thức ăn công nghiệp hoặc từ việc cá ăn xác động vật thối rữa khác.  

3 loại cá nước ngọt 'khoái khẩu' của người Việt nhưng là 'vựa chứa' kim loại nặng, rất dễ nhập viện vì suy đa tạng: Rẻ tới mấy cũng không nên mua - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Ăn cá có chứa kim loại nặng, cơ thể sẽ đối mặt với nguy hiểm gì?

Kim loại nặng là những loại kim loại có yếu tố nhiễm bẩn cao, dao động từ 3,5 đến 7g/cm3, những loại này rất độc hại hoặc độc ở nồng độ thấp. Phổ biến như thủy ngân, cadmium, asen, thallium, kẽm, niken, đồng, chì...

Khi tiếp xúc hay xâm nhập vào cơ thể con người, các thành phần này sẽ kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển, tạo ra các tế bào ung thư, gây bệnh tự miễn dịch, tổn thương các cơ quan cũng như hệ thần kinh…, nghiêm trọng hơn là gây ra tử vong.

3 loại cá nước ngọt 'khoái khẩu' của người Việt nhưng là 'vựa chứa' kim loại nặng, rất dễ nhập viện vì suy đa tạng: Rẻ tới mấy cũng không nên mua - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

2 loại cá có nguy cơ nhiễm nhiều kim loại nặng

Dưới đây là 2 loại cá nước ngọt có nguy cơ nhiễm nhiều kim loại nặng nhất, ăn nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe: 

1. Cá rô phi

 

3 loại cá nước ngọt 'khoái khẩu' của người Việt nhưng là 'vựa chứa' kim loại nặng, rất dễ nhập viện vì suy đa tạng: Rẻ tới mấy cũng không nên mua - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cá rô phi thường sống ở tầng đáy nên có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao hơn các loại cá sống ở tầng nổi. Hoặc nếu cá được nuôi hoặc sống trong môi trường đất, nước bị ô nhiễm, hoặc thức ăn có chứa tồn dư hóa chất thì nguy cơ nhiễm hóa chất sẽ cao hơn nhiều.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cảnh báo, khi ăn cá rô phi có nhiễm kim loại nặng thường không gây ngộ độc ngay, nhưng chúng sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây hại sức khỏe về lâu dài. 

2. Các loại cá lớn 

3 loại cá nước ngọt 'khoái khẩu' của người Việt nhưng là 'vựa chứa' kim loại nặng, rất dễ nhập viện vì suy đa tạng: Rẻ tới mấy cũng không nên mua - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Theo chuyên gia, nhiều người thường thích ăn các loại cá to lớn vì nhiều thịt nhưng các loại cá càng to, sống càng lâu năm thì nguy cơ tồn dư kim loại nặng càng nhiều.

Do vậy, chuyên gia khuyến cáo, khi chọn mua cá, tốt nhất chọn mua cá có kích cỡ trung bình (tùy loại cá), không nên ăn loại cá quá lớn vì ngoài nguy cơ nhiễm kim loại nặng, giá trị dinh dưỡng cũng không nhiều.

Loại lá mệnh danh "báu vật cho cơ thể": Nếu thấy vườn nhà ai có hãy xin 1 nắm dùng tráng trứng vừa ngon, lại bổ dưỡng

Chúng tôi giới thiệu cách làm món trứng tráng với loại lá này, rất đơn giản, dễ làm để mọi người có thể vừa thưởng thức món ăn thơm ngon vừa hấp thụ được nguồn dinh dưỡng phong phú.

TIN MỚI NHẤT