Hậu cung của vua chúa Trung Hoa xưa có tam cung lục viện, ba ngàn mỹ nữ vì thế Hoàng Thượng sẽ có rất nhiều phi tần, cung nữ, trong đó chỉ có một số ít được chọn để thị tẩm. Vậy thị tẩm là gì? Hãy cùng khám phá qua bài viết thú vị này.
- Phụ nữ có nên ly hôn khi đang mang thai?
- Vì sao những đám cưới vợ già chồng trẻ lại khiến dư luận bàn tán?
Thị tẩm có nghĩa là gì?
Thị tẩm hay còn được gọi là sủng hạnh, lâm hạnh có nghĩa là chỉ việc cung tần, mỹ nữ phục vụ chuyện chăn gối cho đế vương Trung Hoa xưa.
Thông lệ 3 năm sẽ diễn ra một đợt tuyển tú nữ định kỳ, do đó số lượng hậu cung của nhà vua rất đông đảo cung tần, mỹ nữ. Và tất nhiên, sống trong cung cấm thì bất kì phi tần nào cũng mong được Hoàng đế thị tẩm để một bước “lên tiên”, thay đổi vận mệnh. Ở mỗi triều đại, Hoàng đế sẽ có cách chọn lựa thị tẩm phi tần riêng. Đặc biệt ở triều Thanh, việc chọn phi để thị tẩm sẽ được quyết định khi Hoàng đế dùng bữa tối. Lúc này, quan chuyên trách sẽ bê một khay bạc đựng loạt thẻ bài xanh bên trên khắc tên các phi tần, Hoàng đế ưng người nào sẽ chọn thẻ bài của người đó.
Khi Hoàng đế chọn được phi tần ưng ý, quan phụ trách sẽ đưa tên người này đến cho Hoàng hậu duyệt. Hoàng hậu đồng ý sẽ liền đóng dấu để phi tần này hầu hạ Hoàng thượng. Nhưng Hoàng hậu kiên quyết không chịu thì phi tần đó sẽ không được thị tẩm. Chính vì cách lựa chọn thị tẩm phi tần rất riêng này mà Hoàng đế không được phép chuyên sủng một người nào.
Phi tần được chọn sẽ có thái giám tới tuyên chỉ và lập tức tắm rửa, trang điểm xinh đẹp, khỏa thân nằm sẵn lên một chiếc chăn trải trên giường. Sau đó, thái giám sẽ bịt kín mắt mình, cuộn chăn bên trong có phi tần đó lại và vác đến tẩm cung của Hoàng đế rồi đặt sẵn lên giường.
Yếu tố quyết định thời khắc được thị tẩm
Hoàng hậu và các phi tần đều muốn có sự thương yêu của Hoàng Thượng và sinh ra những tiểu a ca khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong chốn hậu cung có rất nhiều người, Hoàng Thượng không thể quá lao lực vì chuyện mỹ nhân mà hao tổn sức lực làm ảnh hưởng đến chuyện quốc gia. Vì thế, hậu cung Trung Quốc từ lâu đã có cách chia thời gian thị tẩm theo quy tắc nhất định, đảm bảo tính đều đặn cao. Thời gian thị tẩm được tính toán dựa vào tuổi tác và vận mệnh theo âm lịch, gắn với chu kỳ của mặt trăng.
Hoàng cung Trung Hoa tin rằng phụ nữ dễ thụ thai nhất vào những đêm trăng tròn. Bởi vào thời khắc đó, tính Âm của phụ nữ sẽ mạnh mẽ nhất, đảm bảo sự cân xứng hài hòa với tính Dương của bậc Đế vương. Vào những đêm ấy, nếu thụ thai, đứa trẻ được thành hình cũng sở hữu khí chất phi phàm, xuất chúng.
Chúng ta có thể thấy cách chọn thị tẩm này được thể hiện cụ thể qua các phim cung đấu nổi tiếng như Diên Hi Công Lược, Như Ý truyện đang gây sốt bởi mối quan hệ đầy sóng gió giữa những người phụ nữ vây quanh bậc đế vương.
Thông thường, Hoàng hậu hay quý phi sẽ được ưu ái kề bên Hoàng Thượng vào những đêm trăng sáng. Khi xem phim Diên Hi Công Lược, nếu để ý kĩ thì bạn sẽ thấy Nhàn Phi cũng được truyền vào 1 đêm trăng sáng. Ngược lại, thời điểm trăng non sẽ dành cho phi tần có thứ bậc thấp hơn. Tuy nhiên, thực tế vô cùng phũ phàng, từ cấp quý nhân trở xuống, phần đông trong số họ suốt đời không thể gần gũi với thiên tử, chỉ mãi giam mình trong bốn bức tường lạnh lẽo của Tử Cấm Thành, tuổi thanh xuân phai tàn, chết già mà chưa biết được mùi vị của vua.
Việc thị tẩm phi tần cung nữ của Hoàng đế Trung Hoa được tiến hành vô cùng quy củ và nghiêm ngặt. Có sự nghiêm ngặt trong “chuyện giường chiếu của vua chúa” là do các vị quan thần không muốn người đứng đầu một nước ăn chơi sa đọa, ham mê nữ sắc mà bỏ bê triều chính, trở thành hôn quân bị đời đời mắng chửi, ghi tiếng xấu muôn đời.
Bên cạnh đó, với những cung tần, mỹ nữ xinh đẹp là thế, nhưng ở thời đó chỉ được ưu tiên hầu hạ hoàng đế cho đến năm 25 tuổi. Sau độ tuổi này, họ sẽ bị hạn chế đưa vào danh sách cung tần, mỹ nữ để hoàng đế chọn thị tẩm. Quả là một "canh bạc" đánh đổi những năm tháng tuổi xuân, để được đổi đời, sống trong nhung lụa suốt phần đời còn lại. Nhưng 3000 giai nhân, mỹ nữ, nào ai cũng có thể "bước lên mây"? Nên đa phần họ đều "chết già", bị giam cầm cả cuộc đời nơi "chiếc lồng son" hoa lệ này.
Nhưng với những phi tần may mắn được thị tẩm, cũng nào phải được "một bước lên mây" ngay, bởi họ còn đợi quyền quyết định có được phép mang thai không, từ vị vua chúa của một nước.
Lựa chọn người mang thai
Thông thường, sau khi thị tẩm, chỉ có hoàng hậu và quý phi được ở lại bên vua, còn những phi tần khác thì không được phép ở lại nơi ở của hoàng thượng, nếu không tuân thủ thì sẽ chịu những hình phạt tàn nhẫn như: đánh gậy, vạ miệng, giáng làm nô tỳ,... Đồng thời, sau khi ân ái, thái giám sẽ hỏi hoàng thượng có muốn phi tần mang th.ai hay không. Trường hợp hoàng thượng không muốn giữ lại, thái giám sẽ bấm huyệt đẩy long tinh ra ngoài.
Một số trường hợp còn dùng những phương thức tàn nhẫn và thô bạo hơn. Tuy nhiên, phương pháp tránh thai này không hề khoa học, một số trường hợp hợp phi tần vẫn mang thai. Khi đó, thái giám sẽ buộc phi tần phải uống thuốc ph.á th.ai. Đây là một quy tắc, góc khuất tăm tối trong truyện thị tẩm của vua chúa thời xưa.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi "thị tẩm là gì", hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, các độc giả sẽ được những thông tin hữu ích và có thể tận hưởng những bộ phim cổ trang Trung Quốc một cách trọn vẹn nhất nhé!