Phía sau thi hài người phụ nữ quý tộc 700 tuổi là bí mật gây chấn động giới khảo cổ học thế giới. Theo như dự đoán của các nhà khoa học, người phụ nữ đã nằm dưới lòng đất 700 năm này, kể từ thời điểm chiếc quan tài được mở ra vẫn chứa đầy những bí ẩn.
- Sửng sốt với xác ướp 800 tuổi có mái tóc vàng, khuôn miệng đang cười bí ẩn
- Đi leo núi, người đàn ông nhặt được vòng đá kỳ lạ, hỏi chuyên gia mới biết giá trị bằng cả kho báu
Cụ thể vào ngày 28/9/1988, một nhà máy sản xuất áo khoác ở quận Đức An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một tháp nước trên núi Đào Nguyên. Khi bốn trụ của tháp nước bị đánh sập, người ta bất ngờ phát hiện ra có một ngôi mộ cổ bên dưới.
Rất may mắn, các trụ tháp không va đập vào ngôi mộ, quan tài được tìm thấy vẫn nguyên vẹn.
Đội khảo cổ của huyện Đức An đã nhanh chóng tới hiện trường và đã tìm thấy một quan tài khổng lồ bằng gỗ sơn mài có màu đỏ bên trong lớp quan tài đá của lăng mộ. Vào lúc 0 giờ, các nhà khảo cổ mở quan tài và phát hiện thi hài của một "quý bà triều Tống" đội vương miện và trang phục lộng lẫy vẫn chưa bị phân hủy.
Trên văn bia có 8 dòng với 153 ký tự đã hé lộ thân phận của phụ nữ họ Chu từ thời Nam Tống. "An Nhân" là tước hiệu dành cho phụ nữ thời nhà Tống, nói cách khác, "Châu Thị" là một nữ quý tộc được triều đình tôn vinh. Qua nghiên cứu dòng chữ khắc trên bia văn bia, các nhà khảo cổ học xác định bà qua đời khi mới 34 tuổi, sinh ra đã là người nổi bật. Cha bà là Chu Ứng Hòa, nguyên là Ngự sử Đại nhân, còn chồng bà là Ngô Trù.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều báu vật. Cụ thể, đội khảo cổ phát hiện một mảnh lụa vẽ sao dài khoảng 2m, rộng 60cm. Họ rất phấn khởi bởi vì thời Tống là thời kỳ đỉnh cao của nghiên cứu chòm sao Trung Quốc, bản đồ chòm sao này nhiều màu sắc và được vẽ tinh xảo, là một bảo vật nghệ thuật quý hiếm.
Sau khi gỡ tấm bản đồ sao, mọi người vỡ òa ngạc nhiên hơn khi xác ướp 700 tuổi này không hề bị suy tàn. Đó là một xác ướp phụ nữ nằm lặng lẽ trong quan tài với đầy đủ tóc, răng, móng tay, và thậm chí có thể nhìn thấy rõ ràng cả lỗ chân lông. Bà đội một chiếc vương miện, quần áo chỉnh tề, chân đi tất và giày.
Bên cạnh đó, nhóm khảo cổ tìm thấy tổng cộng 45 áo choàng, 3 áo khoác lụa, 6 chiếc quần, 15 váy, và 4 loại vải lụa còn nguyên vẹn. Bà nằm thẳng lưng trong quan tài, tay phải vẫn cầm một cành đào. Điều đặc biệt khiến các chuyên gia kinh ngạc là có hai chiếc bánh ú được buộc vào một đầu của cành đào. Theo suy luận của các chuyên gia khảo cổ, cành đào mang ý nghĩa trừ tà. Xác ướp cầm cành đào với hy vọng có thể xua đuổi được những điều chướng tai gai mắt trên đường xuống cõi âm.
Vì sao có hai chiếc bánh ú, theo văn bia, người phụ này mất vào tháng 4, vào đêm trước của Lễ hội Thuyền Rồng. Có lẽ lúc còn sống bà rất thích ăn bánh ú nên, người thân của bà đã chôn theo bánh ú để bù đắp cho sự tiếc nuối của bà khi qua đời mà chưa kịp ăn món này.
Điều thú vị là các nhà khảo cổ còn tìm thấy một chiếc hộp nhỏ bên cạnh thi hài của bà. Đây thực chất là một hộp bạc mỹ phẩm từ thời nhà Tống. Phôi bột và chiếc thìa đồng nhỏ vẫn còn nguyên vẹn.
Mặc dù văn bia không ghi rõ nguyên nhân cái chết, tuy nhiên các chuyên gia đã tìm thấy một số manh mối. Cơ thể của người phụ nữ họ Chu được trang bị ba chiếc băng có vết máu và còn có những bó giấy rơm nhỏ xung quanh cùng với 14 chiếc khăn trải giường bên có đầy máu. Thêm vào đó, tử cung của thi thể cũng bị tổn thương nặng. Những chi tiết này đã hé lộ nguyên nhân qua đời của chủ nhân ngôi mộ: Bà qua đời vì "vượt cạn". Theo suy đoán, có lẽ người phụ nữ họ Chu này này đã chết vì băng huyết sau khi sinh.