Trong ẩm thực cổ truyền phương Đông, việc phối hợp các loại thực phẩm với nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng. Nếu kết hợp thịt vịt với củ mài, kim ngân hoa, dưa chua... sẽ càng thêm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic... cũng rất cao. Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì, giống như nhiều loại thực phẩm khác, ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.
Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic... cũng rất cao. Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì, giống như nhiều loại thực phẩm khác, ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.
Tuy nhiên, thịt vịt sẽ càng bổ dưỡng hơn nếu như chế biến kết hợp với một số thứ khác. Cụ thể:
Dưa chua
Trong dưa muối chứa nhiều axit, ăn chung với thịt vịt có thể bổ sung nhiều thành phần chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, đây còn là bài thuốc hiệu quả với những người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.
Cải thảo
Cải thảo là thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin C. Trong thịt vịt lại chứa protein, chất béo và cholesterol khá phong phú. Khi ăn chung hai món này với nhau có thể thúc đẩy quá trình trao đổi cholesterol trong máu, điều này sẽ mnag lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Kim ngân hoa
Theo Đông Y, thịt vịt có công dụng để tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc. Kim ngân hoa lại có tác dụng về da như giúp thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt. Do đó, nếu như kết hợp thịt vịt nấu với kim ngân hoa sẽ mang đến nhiều công dụng tốt cho làn da.
Củ mài (hoài sơn)
Thịt vịt giàu dinh dưỡng nhưng lại có chứa hàm lượng chất béo cao. Chính vì thế, nên ăn thịt vịt chung với củ mài có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể rất tốt.
Cháo
Cũng giống như củ mài, thịt vịt nấu cháo có thể giúp làm giảm chất béo trong cơ thể. Cháo vịt còn bổ sung protein cần thiết cho cơ thể, đồng thời có thể giúp đào thải chất dư thừa trong trong cơ thể ra bên ngoài.
*Một số lưu ý khi mua vịt
Thịt vịt là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, trừ những trường hợp người đang bị cảm, bị gout, người mới phẫu thuật, người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn thì tất cả những đối tượng còn lại có thể ăn thịt ít nhất mỗi tuần một lần.
Bên cạnh đó, khi mua thịt vịt bạn cũng cần lưu ý đến những điều sau đây:
Vịt đực, con to là hai mẹo chọn vịt ngon đầu tiên khi mua vịt ngoài chợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn vịt ngon, nạc, xương nhỏ. Lưu ý, những con vịt nhỏ, mọc chưa đủ lông nên sẽ ăn không ngon, thịt không ngọt mà tốn nhiều thời gian để làm sạch hết lông măng.
Nên chọn những con vịt trưởng thành có dấu hiệu nhận dạng là ức tròn, béo, da cổ và da bụng dày. Bạn cũng nên dựa vào mỏ vịt để phân biệt đâu là vịt non và đâu là vịt già. Mỏ vịt non, còn nhiều lông măng thường to và mềm, ngược lại mỏ vịt già, ngon sẽ nhỏ và cứng.
Thịt vịt thường có mùi hôi, do đó trước khi chế biến nên sơ chế bóp thịt vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, một chút rượu trắng, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo.