Ăn bắp cải có tác dụng gì? Loại rau dân dã với bao công dụng mà ít ai ngờ!

Chuyên gia nói gì 18/10/2022 14:20

Không chỉ là một loại rau ăn quen thuộc giàu dinh dưỡng mà những tác dụng của bắp cải chữa bệnh với sức khỏe sẽ khiến bạn bất ngờ. Hãy cùng khám phá ngay thôi nào!

Mục Lục

Bắp cải giòn ngon, là nguyên liệu vô cùng phổ biến trong những bữa cơm gia đình Việt. Với giá thành rẻ, dễ tìm mua cùng hương vị giòn ngon, dễ dàng kết hợp với các nguyên liệu khác, nên chẳng lạ gì khi loại rau này lại được nhiều gia đình yêu thích đến vậy. Nhưng không chỉ là loại rau xanh giòn ngon, bắp cải còn mang thành phần dinh dưỡng cùng nhiều công dụng hữu ích khiến chúng ta bất ngờ nữa đấy! Hãy cùng bắt tay vào tìm hiểu tất tần tật về loại giòn ngon này nào!

Thành phần dinh dưỡng của bắp cải

Bắp cải là loại rau ăn phổ biến, rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có họ hàng với bông cải xanh, mầm Brussels, súp lơ và cải xoăn, có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, như bắp cải tím, trắng và xanh lá cây.

Ăn bắp cải có tác dụng gì? Loại rau dân dã với bao công dụng mà ít ai ngờ! - Ảnh 1
Bắp cải giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời!

Loại rau này đã được trồng trên khắp thế giới trong hàng ngàn năm và là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn, bao gồm bắp cải muối, kim chi và xà lách trộn.

 

* Hàm lượng dinh dưỡng có trong bắp cải

Mặc dù bắp cải rất ít calo, nhưng nó có một thành phần dinh dưỡng ấn tượng. Trên thực tế, chỉ cần 1 cốc (89 gram) bắp cải xanh tươi chứa:

  • Calo: 22
  • Protein: 1 gram
  • Chất xơ: 2 gram
  • Vitamin K: 85% RDI
  • Vitamin C: 54% RDI
  • Folate: 10% RDI
  • Mangan: 7% RDI
  • Vitamin B6: 6% RDI
  • Canxi: 4% RDI
  • Kali: 4% RDI
  • Magiê: 3% RDI
  • Bắp cải cũng chứa một lượng nhỏ các vi chất dinh dưỡng khác, bao gồm vitamin A, sắt và riboflavin.

Như bạn có thể thấy trong danh sách trên, nó rất giàu vitamin B6 và folate, hai thành phần cần thiết cho nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa năng lượng và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Ngoài ra, bắp cải có nhiều chất xơ và chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác hại do các gốc tự do gây ra, bao gồm polyphenol và hợp chất lưu huỳnh.

Nhờ vào các hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời này, mà bắp cải được xem như "vị thuốc tự nhiên" hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả.

Tác dụng chữa bệnh của bắp cải

1. Giàu chất oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ

Trên thực tế, viêm không phải là dấu hiệu xấu, cơ thể dựa vào phản ứng viêm để bảo vệ chống nhiễm trùng hoặc tăng tốc độ chữa lành. Loại viêm cấp tính là một phản ứng bình thường đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Tác dụng của bắp cải trắng giúp giảm tình trạng viêm tích cực
Tác dụng của bắp cải trắng giúp giảm tình trạng viêm tích cực!

Mặt khác, tình trạng viêm mạn tính xảy ra trong một thời gian dài sẽ cảnh báo nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và bệnh viêm ruột.

Các loại rau họ cải như bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau như Sulforaphane, kaempferol và các chất chống oxy hóa khác có khả năng chịu trách nhiệm cho tác dụng chống viêm, làm giảm viêm mãn tính. 

Một nghiên cứu bao gồm hơn 1.000 phụ nữ Trung Quốc cho thấy những người ăn nhiều rau bắp cải có mức độ viêm thấp hơn đáng kể so với những người ăn lượng thấp nhất.

2. Điều trị dạ dày

Các nhà khoa học đã phát hiện ra vitamin U có trong bắp cải có khả năng điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đường ruột hay các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp khác.

Tuy nhiên vitamin U sẽ bị phân hủy khi đun nấu ở nhiệt độ cao, do vậy khi muốn tận dụng tác các lợi ích của bắp cải với dạ dày các bạn nên dùng bắp cải ở dạng tươi như nước ép bắp cải hoặc chế biến rau trộn, salad,...

3. Phòng chống ung thư

Không chỉ giàu chất chống oxy hóa, bắp cải tím đặc biệt giàu vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, là một vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt, thói quen ăn nhiều bắp cải có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Nguyên nhân là do trong bắp cải có chứa một lượng lớn glucosinolates – chất hóa học có chứa lưu huỳnh đặc biệt, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại cho sức khỏe.

Hơn nữa, bản thân vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Trên thực tế, nó đã được nghiên cứu rộng rãi trong công tác phòng chống ung thư tiềm năng. Do đó, thêm bắp cải tím vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những thiệt hại do các gốc tự do gây ra, có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.

4. Cải thiện tiêu hóa

Ăn bắp cải có tác dụng gì? Loại rau dân dã với bao công dụng mà ít ai ngờ! - Ảnh 3
Bắp cải giúp hệ thống tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh hơn!

Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tiêu hóa, ăn bắp cải muối, cải thảo muối kim chi giàu chất xơ là cách tốt nhất.

Loại rau giòn này chứa nhiều chất xơ không hòa tan trong ruột, một loại carbohydrate có thể được phân hủy trong ruột. Chất xơ không hòa tan giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên.

Ngoài ra, bắp cải muối giàu probiotics, các loại vi khuẩn có lợi trong ruột như Bifidobacteria và Lactobacilli, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin K2 và B12. Chính vì vậy, việc ăn nhiều bắp cải là một cách tuyệt vời để giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh.

5. Giữ cho trái tim khỏe mạnh

Ăn bắp cải có tác dụng gì? Loại rau dân dã với bao công dụng mà ít ai ngờ! - Ảnh 4
 Bắp cải tím giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim hiệu quả!

Bắp cải tím chứa các hợp chất mạnh mẽ được gọi là anthocyanin, khiến cho bắp cải có màu tím rực rỡ. Bắp cải tím có chứa 36 loại anthocyanin mạnh khác nhau. Anthocyanin là sắc tố thực vật thuộc họ flavonoid. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn thực phẩm giàu sắc tố này và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Trong một nghiên cứu bao gồm 93.600 phụ nữ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có lượng thực phẩm giàu anthocyanin cao hơn có nguy cơ bị đau tim thấp hơn nhiều.

Một phân tích khác về 13 nghiên cứu quan sát bao gồm 344.488 người có kết quả tương tự. Nó phát hiện ra rằng việc 10 mg flavonoid mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 5%. Có thể khẳng định, việc tăng lượng ăn bắp cải trong chế độ ăn uống cũng hỗ trợ làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

6. Giúp ổn định huyết áp

Bổ sung bắp cải trong chế độ ăn hàng ngày giúp giữ huyết áp ổn định
Bổ sung bắp cải trong chế độ ăn hàng ngày giúp giữ huyết áp ổn định!

Huyết áp cao ảnh hưởng đến hơn một tỷ người trên toàn thế giới và là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim và đột quỵ. Trong khi đó, kali là một khoáng chất và chất điện giải giúp điều chỉnh huyết áp bằng cách chống lại tác dụng của natri trong cơ thể, đồng thời cũng làm thư giãn các thành mạch máu và làm giảm huyết áp.

Bắp cải thảo, bắp cải trắng, bắp cải xanh hay bắp cải trắng đều là một nguồn kali tuyệt vời, cung cấp 12% RDI trong khẩu phần 2 cốc (178 gram). Ăn nhiều bắp cải giàu kali là một cách ngon miệng để giảm và giữ huyết áp ổn định.

7. Giúp giảm cholesterol xấu

Tác dụng của bắp cải giúp giảm mức Cholesterol LDL
Tác dụng của bắp cải giúp giảm mức Cholesterol LDL!

Những người có cholesterol cao có xu hướng tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là khi họ có mức tăng cholesterol LDL xấu. Bắp cải chứa hai chất đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol LDL không lành mạnh. Đó là chất xơ hòa tan và sterol thực vật. 

Trong đó, chất xơ hòa tan đã được chứng minh là giúp giảm mức cholesterol LDL bằng cách liên kết với cholesterol trong ruột và giữ cho nó không bị hấp thụ vào máu. Một phân tích lớn của 67 nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người ăn 2 lượng 10 gram chất xơ hòa tan mỗi ngày, họ đã trải qua một mức giảm cholesterol LDL đáng kể, khoảng 2,2 mg mỗi deciliter.

Còn sterol thực vật, hay còn gọi là phytosterol là các hợp chất thực vật có cấu trúc tương tự như cholesterol và chúng làm giảm cholesterol LDL bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong đường tiêu hóa. Tăng lượng phytosterol thêm 1 gram mỗi ngày giúp giảm nồng độ cholesterol LDL tới 5%.

Những lưu ý khi dùng bắp cải

Bắp cải có nhiều lợi ích sức khỏe cho con người
Bắp cải có nhiều lợi ích sức khỏe cho con người!

Bắp cải là gần như là an toàn với sức khỏe con người, dù tiêu thụ ở lượng lớn hay sử dụng qua đường ăn, bôi lên da hay uống trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý đặc biệt khi sử dụng bắp cải như sau:  

1. Người bị bệnh tiểu đường có ăn được bắp cải?

Bắp cải có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường, có thể khiến hạ đường huyết quá mức. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu khi sử dụng bắp cải.

2. Người tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có nên ăn bắp cải?

Một số trường hợp ghi nhận những người tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) ăn bắp cải có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn, vì vậy, để an toàn, người bị suy giáp không nên ăn bắp cải.

3. Những người vừa phẫu thuật có thể ăn bắp cải không?

Bắp cải có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể can thiệp vào việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật, từ đó gây ra những hiệu quả không tích cực trong quá trình hồi phục của người bệnh, vì thế bạn cần ngừng sử dụng bắp cải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

4. Bà bầu có ăn được bắp cải? Tác dụng của bắp cải đối với bà bầu

Ăn bắp cải có tác dụng gì? Loại rau dân dã với bao công dụng mà ít ai ngờ! - Ảnh 8
 Bắp cải rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé!

Giống như với các loại rau khác, bắp cải mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho bà bầu với các tác dụng phổ biến nhất:

- Giàu chất xơ cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón ở bà bầu.

- Hàm lượng calo ít, giàu vitamin khoáng chất, nhiều nước nên ăn bắp cải giúp bà bầu đủ dinh dưỡng mà vẫn duy trì số cân nặng ổn định, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ thai kỳ tiểu đường.

- Bắp cải là nguồn cung cấp folate hay còn gọi là axit folic dồi dào, giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Tuy nhiên với mẹ nào dị ứng bắp cải thì không nên sử dụng.

Trên đây là một số trường hợp đặc biệt, ngoài ra những ai dị ứng với các loại rau thuộc họ Brassicaceae/Cruciferae, như bông cải xanh, mầm Brussels và súp lơ, cũng có thể bị dị ứng với bắp cải. Nếu bạn bị dị ứng, tốt nhất không nên ăn hay sử dụng bắp cải.

Tóm lại, bắp cải là một loại rau đa năng với rất nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng, vô cùng dinh dưỡng cho bữa cơm gia đình mỗi ngày. Hy vọng với các thông tin mới được chia sẻ trên đây, các chị em độc giả sẽ biết cách áp dụng bắp cải một cách hợp lý với những món ngon hấp dẫn, bồi bổ cho sức khỏe gia đình nhé!

Cách làm cá chép nướng muối ớt giòn ngon hấp dẫn, cay cay tê tê, ăn là mê!

Cá chép nướng muối ớt - món ngon với nguyên liệu dân dã cùng hương vị đầy kích thích vị giác, đảm bảo có thể làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất nhé!

TIN MỚI NHẤT