Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng nhưng khi kết hợp với một số món 'đại kỵ' lại có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với những người mắc một số bệnh phải kiêng món ăn này.
- Những người đại kỵ với trai, hến, đừng ăn kẻo "hối không kịp"
- Những thực phẩm đại kỵ với người đau dạ dày
Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bởi trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…
Đặc biệt thịt vịt chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Bởi trong máu vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).
Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…
Những thực phẩm khắc với thịt vịt, không nên kết hợp
Sau đây là một số loại thực phẩm được đánh giá là dễ gây bất lợi, xung khắc với món thịt vịt. Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn.
- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.
- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.
Vịt kỵ với ba ba
Trong thành phần của thịt vịt và thịt ba ba có chất kỵ với nhau, nên khi bạn ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt. Vì vây, các bà nội trợ không nên kết hợp thịt vịt và thịt ba ba lại vơi nhau.
Thịt vịt kỵ với quả mận
Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.
Những đối tượng không nên ăn thịt vịt
Người đang bị cảm: Khi bạn vừa bị cảm xong thể trạng cơ thể còn nhiều mệt mỏi thì không nên ăn thịt vịt. Đặc biệt là khi bị cảm lạnh, bởi thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người làm người bệnh đang ốm càng ốm thêm
Người đang bị ho: Những người bị ho không nên ăn thịt vịt bởi trong thành phần thịt vịt có chất tanh, mà người ho thường phải kiêng tanh. Bởi ăn tanh sẽ khiến người bệnh khó thở. Mùi tanh trong thành phần của thịt vịt sẽ khiến cho người bệnh dễ ho thêm. Vì vậy, nếu trong nhà bạn có người ho thì đừng cho họ ăn thịt vịt kẻo rước thêm bệnh nhé.
Người bị bệnh gout: Trong thành phần của thịt vit có chứa hàm lượng purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao. Vì vậy, với nhưng người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt kẻo tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Khi ăn thịt vịt người bệnh gout càng thêm nghiêm trọng hơn.
Người có hệ tiêu hóa kém: Với những người đang mắc căn bệnh tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy.., thì tuyệt đối không nên ăn thịt vịt bởi thịt vịt chứa nhiều chất béo khiến cho hệ tiêu hóa tăng thêm gánh nặng làm bệnh tình thên nặng hơn.
Người có thể chất yếu, lạnh: Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.