Khoai lang với giá thành rẻ và dễ tìm, mang đến nhiều lợi ích cho con người từ sức khỏe đến làm đẹp. Vậy cụ thể ăn khoai lang có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu!
- Cách làm đậu hũ kho nước tương chuẩn thơm ngon, thanh đạm và siêu đơn giản tại nhà!
- Cách làm sữa chua hoa đậu biếc chuẩn đẹp - ngon - hút mắt như ngoài tiệm!
Nội dung bài viết
- Sơ lược về khoai lang
- Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
- Ăn khoai lang có tác dụng gì với sức khỏe?
- Tác dụng của khoai lang tím
- Ăn khoai lang nhiều tốt không?
Ngày nay, khi mức sống của mọi người ngày càng tăng cao, thì càng nhiều người có xu hướng tìm đến những món ăn đắt tiền với mong muốn bù đắp phần nào sức khỏe trong thời buổi nhiều áp lực và bệnh tật. Nhưng đôi khi, chúng ta lại vô tình quên đi một món ăn dân dã, có thể tìm ở bất kỳ đâu, với giá thành rẻ, nhưng lại mang đến lợi ích to lớn cho sức khỏe, đó là khoai lang. Vậy ăn khoai lang có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay về siêu thực phẩm dinh dưỡng này ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Sơ lược về khoai lang
Khoai lang được biết đến là loại cây nông nghiệp có các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất và được sử dụng với vai trò là rau lẫn lương thực.
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g khoai lang có chứa 90kcal, 2g đạm, 7,05g tinh bột, 3,3g chất xơ, 0,15g chất béo, 38mg canxi,…và rất nhiều các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
Nhờ vào hàm lượng kcal ít cùng các thành phần dinh dưỡng vượt trội, việc đưa khoai lang vào thực đơn mỗi ngày sẽ mang lại những công dụng “thần kỳ” khiến bạn bất ngờ đấy.
Ăn khoai lang có tác dụng gì với sức khỏe?
Với nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên khoai lang mang đến những công dụng thần kỳ như:
- Cung cấp lượng vitamin A dồi dào, hạn chế tình trạng thiếu vitamin A: Nếu cơ thể thiếu vitamin A sẽ làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, đồng thời gây tổn thương thị lực. Khi ăn khoai lang, beta carotene có trong nó sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A với tỉ lệ 1:2 (1 phân tử beta carotene cho ra 2 phân tử vitamin A), rất cần thiết cho cơ thể.
- Giảm sự căng thẳng: Khoai lang là nguồn cung cấp một lượng magie dồi dào, giúp bạn giảm lo âu và căng thẳng. Nếu để cơ thể thiếu magie, bạn dễ dàng rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các hành vi liên quan đến lo lắng.
- Hỗ trợ và cải thiện điều chỉnh lượng đường trong máu: Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp, với lượng đường được giải phóng rất chậm vào máu, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, khoai lang còn giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng kháng insulin.
- Giảm viêm: Việc chứa nồng độ chlorine cao giúp làm giảm phản ứng viêm của cơ thể, viêm ít hơn. Ngoài ra, choline còn giúp ngủ ngon, giảm đau cơ và tăng cường trí nhớ. Khoai lang còn chứa anthocyanin giúp cơ thể ngăn ngừa, giảm viêm trong các tế bào ung thư ruột kết, đồng thời giảm sự tăng sinh tế bào ở một số tế bào ung thư.
- Ngoài ra, khoai lang còn mang đến những lợi ích khác cho cơ thể có thể kể đến như: tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho người bệnh tăng huyết áp, chống ung thư,…
Tác dụng của khoai lang tím
Khoai lang tím được biết đến là một trong những loại khoai tốt nhất, với lượng dưỡng chất dồi dào như mangan, choline, canxi, vitamin A, B,… cùng chất anthocyanin với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Anthocyanin là một loại sắc tố tạo ra màu tím ở rau củ, có khả năng làm giảm nguy cơ, ngăn chặn sự phát triển cũng như chống lại ung thư.
Ngoài ra, anthocyanin trong khoai lang tím còn có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, bướu, hạn chế nguy cơ đột quỵ, tăng cường sức đề kháng. Anthocyanin còn có tác dụng cắt được cơn đau tim, giảm tổn thương não liên quan đến đột quỵ, ngăn cản sự tạo thành máu đông trong lòng mạch máu, từ đó giảm nguy cơ tắc mạch, tai biến mạch máu não hoặc những cơn nhồi máu cơ tim đột ngột.
Khoai lang tím còn có nhiều công dụng trong làm đẹp như: giảm cân, chống lão hóa da, ngăn ngừa nếp nhăn, kháng viêm và làm mờ vết thâm, ngừa mụn nhọt, trị vàng da,…
Ăn khoai lang như nào cho tốt?
Mỗi ngày ăn 1 củ khoai lang không chỉ giúp bạn đẩy lùi bệnh tật mà còn giúp bạn làm đẹp một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Khi chế biến: Trong vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên khi chế biến cần hạn chế gọt vỏ để tận dụng tối đa dưỡng chất. Cần đảm bảo khoai lang thật chín, có thể thêm rượu vào trong lúc nấu để giúp phá hủy men. Nếu ăn khoai lang cảm giác đầy bụng bạn có thể uống nước gừng để chữa trị.
- Thời điểm ăn: Khi đói không nên ăn khoai lang vì nó sẽ gây tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi gây chướng bụng. Cũng không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì nó có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược axit, gây khó tiêu, mà bạn nên ăn vào buổi sáng và trưa để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thời hạn sử dụng: Không nên để khoai lang một thời gian dài rồi mới dùng vì lúc này lượng đường tăng cao gây nguy cơ mọc mầm khoai gây ngộ độc.
- Không nên ăn khoai lang có những đốm đen: Những đốm đen này xuất hiện do quá trình bảo quản không tốt. Dù cắt bỏ phần đốm đen và luộc thì vẫn có khả năng khoai đã bị nhiễm khuẩn, gây độc cho gan.
- Ngoài ra, khi bạn mắc các bệnh về thận, dạ dày, hệ tiêu hóa không tốt thì không nên ăn khoai lang. Nếu bạn có dị ứng hoặc khó đào thải được một số thành phần dinh dưỡng trong khoai lang thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Mẹo chọn mua khoai lang tươi ngon, không bị sượng
- Bạn nên chọn mua những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm và bóp nhẹ thì thấy không quá cứng. Vì những củ này thường ít xơ, nhiều bột, sẽ giúp cho mùi vị của món bánh khoai lang chiên phồng ngon hơn.
- Ngược lại, tránh chọn mua những củ khoai bị rỗ màu đen và quá mềm, đây là khoai đã hư hoặc bị hà (khoai sượng). Đồng thời cũng không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm, vì sẽ có nhiều xơ, khi làm bánh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của thành phẩm.
- Khoai lang tươi có thể để được khá lâu nếu biết bảo quản đúng cách. Khi mua về, bạn nên để khoai nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao dễ làm khoai mọc mầm. Tuyệt đối không cho khoai vào tủ lạnh sẽ làm khoai mất vị và nhanh hỏng. Khoai lang củ có thể để được từ 7 – 10 ngày.
Tóm lại, không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà khoai lang mang đến cho sức khỏe con người, nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng để tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng của khoai lang cũng như tránh nguy hiểm do vô ý. Mong rằng những chia sẻ về tác dụng của khoai lang mới được chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các chị em nhé!