Nấu và ăn thịt lợn mỗi ngày, liệu có bao nhiêu % chúng ta tự tin mình đã biết cách sử dụng chúng một cách khoa học nhất?
- 5 người tuyệt đối không được ăn trứng vịt lộn kẻo rước bệnh vào thân
- 10 món cháo bài thuốc cho người viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, ho lâu ngày
Trong nền ẩm thực Việt, có lẽ sẽ thật khó trở nên trọn vẹn nếu không có thịt lợn. Loại thực phẩm này là một nguyên liệu quan trọng để chúng ta chế biến các món ăn từ hiện đại lẫn cổ truyền, từ bánh chưng, thịt đông, đến các món hầm, món súp đều không thể thiếu chúng.
Nấu và ăn thịt lợn mỗi ngày, liệu có bao nhiêu % chúng ta tự tin mình đã biết cách sử dụng chúng một cách khoa học nhất? Thực tế, nhiều bà nội trợ Việt đang mắc các sai lầm khi chế biến, khiến thịt lợn mất đi vị ngon và dinh dưỡng, đồng thời khiến chúng bị nhiễm khuẩn, đe dọa sức khỏe cả gia đình.
1. Ăn thịt lợn tái
Vào năm 2019, hàng chục trẻ em ở Thuận Thành, Bắc Ninh dương tính với bệnh sán lợn đã gây hoang mang, lo lắng trong cộng đồng. Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn... thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.
Việc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng có thể dẫn đến việc mắc bệnh ấu trùng sán lợn, bệnh sán trưởng thành đường ruột... Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân không được ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành)...
Việc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng có thể dẫn đến việc mắc bệnh ấu trùng sán lợn, bệnh sán trưởng thành đường ruột...
2. Rã đông thịt lợn bằng nhiệt độ phòng
Ngày nay, hầu hết các gia đình đều có thói quen tích trữ thịt trong tủ đông. Khi cần sử dụng sẽ lấy thịt đông lạnh từ trong ngăn đá bỏ ra ngoài, thậm chí để quá trình rã đông diễn ra nhanh hơn nhiều gia đình còn cho thịt vào ngâm trong nước ấm. Thói quen này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt các vi khuẩn có hại như salmonella, e.coli và campylobacter có khả năng phát triển mạnh trong khoảng 4-60 độ C...
Cách rã đông chuẩn khoa học đó là để thịt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc là để thịt vào lò vi sóng, bật ở công suất thấp.
3. Nấu thịt lợn cùng với gừng
Theo Đông y, thịt lợn vị mặn, tính hàn. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết gừng và thịt lợn là 2 thứ không nên kết hợp vì chúng "xung khắc". Người Việt có thể dùng gừng để khử mùi tanh của thịt nhưng không nên nấu cùng. Khi ăn ở số lượng lớn, món ăn có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.
4. Chế biến thịt trong dầu nóng
Thịt lợn thường được người Việt chế biến thành món chiên, xào rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người thường đợi dầu nóng già, bốc khói thì mới cho thịt vào, lúc này nhiệt độ của dầu có thể lên tới 2000 độ C, không chỉ phá hủy các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm mà còn sản sinh ra chất peroxide - loại chất gây ung thư.
Tốt nhất các gia đình nên làm cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đến là cho thịt lợn vào chế biến.
5. Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt
Đang trong quá trình luộc thịt mà cạn nước, hẳn nhiều người sẽ đổ thêm nước lạnh vào nồi ngay mà không ngờ hành động này có thể gây hại. Việc thêm nước lạnh trong khi thịt ở nhiệt độ cao sẽ làm các protein, chất béo từ thịt kết tủa, co cứng làm mất đi vị ngon và chất dinh dưỡng từ thịt. Theo các chuyên gia, nếu thêm nước khi luộc tốt nhất bạn nên dùng nước sôi.
6. Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước
Thói quen rửa thịt lợn trước khi nấu sẽ khiến nước bị văng ra khắp nơi trong bếp, kéo theo đó là vô số vi khuẩn. Vi khuẩn từ thịt sẽ bám trên hoa quả, rau củ, mặt bếp và có thể là cả cơ thể của bạn. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyên không nên rửa thịt bò, lợn, thịt cừu dưới nước, cách làm đúng nhất là cho chúng vào nồi nước và đun sơ qua một lần.