Cá là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể.Có những bộ phận của cá chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nhiều người vẫn đang bỏ phí mà không hề biết
- 9 loại quả là 'mỏ dinh dưỡng' nếu ăn buổi sáng nhưng đừng dại ăn buổi tối mất hết chất bổ
- Sai lầm khi đi chợ khiến gia đình rước họa vào thân
1. Bong bóng cá
Bong bóng cá được coi là "nhân sâm biển" và được yêu thích không thua kém gì tổ yến hay vi các mập. Bộ phận này chứa rất nhiều collagen nên rất hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, làm chậm quá trình lão hóa da.
Bong bóng cá còn rất giàu protein, ít mỡ và axít béo chuyển hóa rất hữu ích trong việc kiểm soát lipit máu. Dùng bóng cá chế biến thành các món ăn thơm ngon và hương vị phong phú như món bóng cá xào rau củ, súp bóng cá thịt cua hay canh tôm bóng cá... đều rất ngon.
2. Vẩy cá
Nghe có vẻ lạ, vì ai mổ cá thì việc đầu tiên làm là đánh hết vẩy. Tuy nhiên ít ai biết rằng, vẩy cá chứa nhiều chất như collagen, canxi, phốt pho, lecithin, chất xơ chitin và các chất dinh dưỡng khác.
Vứt bỏ vẩy cá thật sự rất đáng tiếc.Tuy nhiên, collagen thường chuyển hóa thành chất dung giao trong suốt (gelatin) khi ở nhiệt độ 70-90 độ C thế nên khi chế biến cần phải biết cách.
Để làm vẩy cá, hãy cho nồi đầy nước, thêm chút dấm, đun tới tầm 70-90 độ C. Đun lửa nhỏ liu riu cho tới khi vẩy cá tan thành hỗn hợp sền sệt, đặc dính. Lúc này có thể tắt lửa, để nguội rồi để trong tủ lạnh cho đông lại. Khi ăn chỉ cần cho thêm gia vị vào vẩy cá lạnh là được.
3. Xương cá
Nghe có vẻ ngược đười nhưng xương cá chứa rất nhiều canxi và các nguyên tố vi lượng. Nếu muốn ăn xương cá, có thể rán giòn cá nhỏ, kho nhừ xương với cá to là có thể tận dụng được rồi. Phải đảm bảo xương cá có đủ độ mềm và giòn có thể ăn được.
Đối với những xương to nên ăn cả tủy xương, tủy xương nằm trong xương sống cá sẽ rất bổ dưỡng.
4. Gan cá
Gan cá rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều vitamin A, vitamin D, sắt và các nguyên tố vi lượng khác.
Tuy nhiên, gan cá rất gần mật, vì thế nên khi mổ cần chú ý tránh làm vỡ mật của cá. Đồng thời, chỉ ăn gan cá khi cá được nuôi trong môi trường nước không ô nhiễm.
5. Ruột cá
Ruột cá chứa ít chất béo, hàm lượng protein không thua kém gì thịt cá, ruột của cá càng to thì càng giá trị. Món ăn từ ruột cá cũng rất đa dạng như ruột cá xào cà chua, ruột cá trắm nấu canh chua, ruột cá quả hấp, ruột cá xào dưa, ruột cá xào hành...
Lưu ý khi ăn ruột cá: Ruột bé nên vứt đi. Chỉ ăn với những ruột cá to. Nhưng cần chú ý tách cẩn thận phần ruột ra khỏi cơ thể cá, rửa, bóp muối cẩn thận. Bổ dưỡng là thế nhưng ta cần phải an toàn khâu chế biến.
Những điều cần chú ý khi ăn cá
Ăn cá khi đói - nguy cơ Gout
Rất nhiều người vì mục đích giảm béo, chỉ ăn thức ăn mà không ăn cơm. Ăn cá khi bụng đói là một việc thường gặp ở nhiều người, nhưng điều này có thể dẫn đến phát tác bệnh Gout.
Nguyên nhân là do chất purine tăng làm cho acid uric tăng lên, từ đó gây ra tổn thương mô. Tổn thương mô là một nguyên nhân lớn gây ra bệnh Gout.
Bắt lên ăn sống - chất độc tàn lưu nguy hại cơ thể
Nhiều người đều cho rằng ăn cá càng tươi càng tốt và ăn cá sống là đảm bảo dinh dưỡng nhất. Nhưng trên thực tế đây lại là một nhận thức sai. Bất luật là cá nuôi hay cá tự nhiên, trong cơ thể cá đều có một chất độc hại nhất định.
Ngoài ra, ăn gỏi cá cũng vậy, trong gỏi cá có nhiều ký sinh trùng gây bất lợi cho gan, làm cho gan chúng ta lây nhiễm ký sinh trùng, nặng thậm chí dẫn đến ung thư gan.
Ăn mật cá giải độc lại thành chất độc
Mật cá là một vị thuốc Đông y, bác sỹ Đông y thường dùng nó chữa trị đau mật, mắt đỏ, viêm, tê họng, lở loét ác tính vv nhưng phải qua điều chế thành dạng thuốc.
Dân gian cũng vì vậy lưu truyền ăn mật cá có thể thanh nhiệt giải độc, sáng mắt, chặn ho. Mặc dù mật cá có vị rất đắng, họ vẫn cố sức để nuốt ực. Tuy nhiên ăn mật cá cực kỳ nguy hiểm, rất dễ gây ra trúng độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng.