Mụn cóc là căn bệnh da liễu khiến nhiều người ám ảnh bởi tính mất thẩm mỹ của làn da. Vậy hiện nay có những cách điều trị mụn cóc nào hiệu quả, nên làm gì để bệnh không tái phát trở lại?
- 4 sai lầm phổ biến khi chăm sóc da vào ban đêm khiến cả quá trình quay về con số 0
- 3 thời điểm tuyệt vời để đắp mặt nạ giúp da “nạp” thêm sức mạnh đón chào một ngày mới
Lá tía tô không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn chứa một số thành phần có tác dụng tốt cho da. Vì thế, tía tô được ứng dụng nhiều trong chăm sóc sắc đẹp với các mục đích như chống lão hoá, trị nám da và điều trị mụn.
1. Công dụng lá tía tô trong điều trị mụn
Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều công dụng trong chăm sóc sắc đẹp chẳng hạn như.
- Chống lão hoá da: Lá tía tô chứa thành phần giúp giảm sự tổn thương và chết tế bào, tác động lên một số cơ chế gây hại cho da của tia cực tím, ức chế phản ứng viêm. Đồng thời, điều chỉnh các chỉ số melanin giúp kiểm soát sự tăng sắc tố bất thường do lão hoá và cải thiện kết cấu da.
- Giữ ẩm cho da: Khi dùng lá tía tô đắp mặt thường xuyên sẽ đem lại công dụng duy trì hàng rào bảo vệ giúp da ít bị mất nước hơn.
- Điều trị mụn: Lá tía tô có đặc tính khử trùng, kiểm soát các chủng vi khuẩn gây ra mụn nhọt từ đó cải thiện được làn da bị mụn trứng cá.
- Làm dịu da viêm: Khi xông mặt bằng lá tía tô, axit linoleic trong lá hấp thu qua da, có khả năng làm dịu các vết viêm.
Chữa lành và phục hồi vùng da bị tổn thương: Các polyphenol trong tía tô nhất là triterpenoids và axit rosmarinic giúp chữa lành làn da bị tổn thương do mụn, đó chấn thương và do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
2. Trị mụn cóc bằng lá tía tô
Trong thành phần của lá tía tô chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho hoạt động của làn da, giúp da ngày càng khỏe mạnh, giảm mụn và làm mờ những vết thâm do mụn. Chính vì vậy, bạn cũng có thể tận dụng lá tía tô để da mình được hết mụn và ngày càng đẹp hơn.
Lá tía tô có khả năng khử trùng hiệu quả, giúp kiểm soát các vi khuẩn gây ra mụn nhọt. Ngoài ra, hợp chất triterpenoids và acid rosmarinic trong lá còn có công dụng làm mát các vết thương, hồi phục làn da. Bên cạnh đó, lá tía tô còn chứa acid linoleic giúp làm dịu các vết viêm, cải thiện làn da.
Nguyên liệu:
- 200g lá tía tô tươi.
Lá tía tô mang đi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước dùng uống 1 phần, 1 phần nước còn lại thì chấm vào vết mụn.
Phần bã lấy vải màn quấn lại rồi dùng đắp lên vùng da bị mụn cóc, sau đó băng lại để giữ cố định, để qua đêm, rửa thật sạch với nước vào sáng hôm sau. Thực hiện hằng ngày. Sau 1 – 2 tuần, mụn cóc sẽ nhanh chóng biến mất.
Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, trong đó, mụn cóc thông thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Tuy không phải bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nhưng mụn cóc xuất hiện gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh khó chịu do mất nhiều thời gian điều trị và nguy cơ lây nhiễm rất cao (như sử dụng chung đồ dùng cá nhân,…) Các chị em có thể áp dụng những cách đơn giản trên để giải quyết vấn đề này.