Các vấn đề về mụn trứng cá khi mang thai khiến các mẹ bầu 'đau đầu': Đừng lo! Chuyên gia chia sẻ cách điều trị vô cùng đơn giản!

Chăm sóc da 21/03/2022 17:13

Phụ nữ sẽ trải qua một thế giới hoàn toàn mới khi mang thai. Không hiếm phụ nữ gặp phải tình trạng mụn trứng cá và một số người có thể bị mụn dai dẳng, cần điều trị và dùng thuốc trị mụn.

Mụn trứng cá khi mang thai là gì?

Mụn trứng cá khi mang thai không phải là một loại mụn đặc biệt; đó chỉ đơn giản là mụn trứng cá xuất hiện trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do nồng độ hormone tăng cao, đặc biệt là androgen. Điều này làm cho các tuyến da của mẹ bầu phát triển và sản xuất thêm bã nhờn. Bã nhờn và tế bào chết sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và nang lông, khiến vi khuẩn bị mắc kẹt, dẫn đến nhiễm trùng.

Nổi mụn khi mang thai có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả những nơi mà trước đây bạn chưa từng nổi mụn và thường xảy ra nhất ở trên da mặt.

Khi nào thì mụn trứng cá bắt đầu?

Mụn trứng cá khi mang thai có thể bắt đầu vào bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, nhưng tuần thứ 6 là thời điểm phổ biến nhất mà người mẹ bắt đầu nhận thấy một loạt các nốt mụn xuất hiện. Trên thực tế, mụn trứng cá có thể là dấu hiệu mang thai sớm đối với một số người, điều này hơi khác so với biểu hiện ốm nghén, mệt mỏi và dừng kỳ kinh nguyệt.

Các vấn đề về mụn trứng cá khi mang thai khiến các mẹ bầu 'đau đầu': Đừng lo! Chuyên gia chia sẻ cách điều trị vô cùng đơn giản! - Ảnh 1

Dưới đây là thông tin thêm về những gì mẹ bầu có thể làm đối với mụn trứng cá khi mang thai.

Khi mang thai bé trai người mẹ có bị nổi mụn trứng cá không?

Bạn có thể đã nghe nói rằng sự xuất hiện của mụn trứng cá khi mang thai là dấu hiệu bạn đang sinh con trai. Người ta cho rằng các bé trai sản xuất testosterone trong giai đoạn sau của thai kỳ khiến các tuyến dầu của người mẹ sản xuất nhiều dầu hơn. Thực tế là mụn trứng cá khi mang thai có thể xảy ra cho dù bạn đang sinh con trai hay con gái; cách chắc chắn duy nhất để biết giới tính của con bạn là siêu âm.

Mẹo trị mụn khi mang thai

Người mẹ không kiểm soát được sự thay đổi nội tiết tố gây ra mụn trứng cá khi mang thai nhưng họ có thể giảm thiểu khả năng gây ra mụn. Lời khuyên khi mang thai để ngăn ngừa mụn trứng cá:

  • Tránh bất kỳ chất kích ứng nào trên da, chẳng hạn như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, phấn trang điểm, ... Sử dụng các sản phẩm gốc nước nếu có thể
  • Cố gắng không nặn mụn vì điều này có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo
  • Gội đầu thường xuyên nếu bạn mọc mụn xung quanh chân tóc, để giữ cho vùng da đó sạch sẽ
  • Rửa mặt, tắm gội bằng các sản phẩm dịu nhẹ mỗi ngày và không sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết vì có thể gây kích ứng da. Không nên chà xát da quá mạnh
  • Uống nhiều nước để giữ đủ nước vì da khô có thể dễ bị kích ứng
  • Thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, với nhiều vitamin C và thực phẩm giàu kẽm, cả hai thành phần này đều có tác dụng hỗ trợ sức khỏe làn da

Cách điều trị mụn trứng cá khi mang thai

Một số phụ nữ sẽ kiểm soát mụn trứng cá khi mang thai của họ bằng cách làm theo các mẹo khi mang thai ở trên. Nếu mụn nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên thử dùng thuốc trị mụn theo toa hoặc các phương pháp điều trị mụn không kê đơn khác.

Những loại thuốc trị mụn tuyệt vời dành cho phụ nữ mang thai:

  • Cefadroxil là thuốc uống hỗ trợ làm sạch mụn cứng đầu; không có các vấn đề liên quan đến dị tật bẩm sinh
  • Axit azelaic an toàn trong thai kỳ và chưa có trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh do chất này gây ra
  • Benzoyl peroxide chỉ an toàn cho phụ nữ mang thai khi sử dụng với số lượng hạn chế; nó được tìm thấy trong hầu hết các phương pháp điều trị mụn trứng cá không kê đơn có thể mua ngoài tiệm thuốc

Bạn có thể sử dụng axit salicylic khi đang mang thai không?

Axit salicylic là thành phần thường thấy nhất trong các phương pháp điều trị mụn trứng cá. Nó giúp da loại bỏ các tế bào chết và khô bằng cách làm mềm chất sừng, một phần quan trọng trong cấu trúc của da.

Sẽ an toàn khi sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic một hoặc hai lần một ngày trong khi mang thai, nhưng chỉ nên sử dụng các sản phẩm chứa không quá 2% axit salicylic.

Có nhiều sản phẩm không kê đơn bạn có thể mua để điều trị mụn trứng cá nhưng bạn luôn phải hỏi ý kiến nữ hộ sinh, bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

Thuốc trị mụn trứng cá nặng trong thai kỳ

Clindamycin hoặc erythromycin có khả năng trị mụn trứng cá nặng, tuy nhiên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn trong thời kỳ mang thai, vì chúng có khả năng gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Cefadroxil là một loại thuốc uống được sử dụng để hỗ trợ làm sạch mụn trứng cá nặng và chưa có trường hợp báo cáo về dị tật bẩm sinh mà sản phẩm gây ra.

Liệu pháp điều trị mụn bằng laser trong thai kỳ có an toàn không?

Các liệu pháp laser và ánh sáng đã được sử dụng để điều trị mụn trứng cá trong một thời gian. Mặc dù chúng có tác dụng làm giảm mụn và sẹo nhưng sẽ không mang lại hiệu quả 100%. Có nhiều loại liệu pháp ánh sáng và laser khác nhau, vì vậy, điều quan trọng là phải tìm lời khuyên của bác sĩ về phương pháp tốt nhất để chữa trị mụn trong thời gian mang thai.

Các vấn đề về mụn trứng cá khi mang thai khiến các mẹ bầu 'đau đầu': Đừng lo! Chuyên gia chia sẻ cách điều trị vô cùng đơn giản! - Ảnh 2

Laser được cho là an toàn cho phụ nữ mang thai, vì vậy đây chắc chắn là một lựa chọn đáng để xem xét cho mẹ bầu.

Mụn nội tiết tố kéo dài bao lâu?

Mụn trứng cá khi mang thai có xu hướng nặng nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, và bắt đầu biến mất trong tam cá nguyệt thứ ba. Nếu người mẹ vượt qua tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ) mà không có bất kỳ nốt mụn nào, thì sẽ ít gặp phải mụn trứng cá ở các thời kỳ sau.

Thật không may đối với một số phụ nữ, mụn trứng cá có thể tồn tại trong suốt thai kỳ. Thông thường, nó có xu hướng biến mất sau khi em bé được sinh ra.

Tôi có cần đi khám bác sĩ da liễu vì mụn trứng cá khi mang thai không?

Một số phụ nữ bị mụn trứng cá nghiêm trọng trong khi mang thai và điều này thực sự có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của họ về bản thân. Một số phương pháp điều trị có thể làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn hoặc có thể không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Vì vậy phải xem xét tình hình sức khỏe tổng thể, yếu tố di truyền và làn da khi điều trị mụn trứng cá vừa và nặng.

Tại sao khoa học lại cho rằng Hyaluronic là "nhân tố vàng" trong việc cấp ẩm, xóa mờ nếp nhăn?

Với những lời bàn tán xung quanh việc chống lão hóa, đã đến lúc chúng ta nói về axit hyaluronic, những lợi ích của nó đối với làn da và tại sao nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương.

TIN MỚI NHẤT