Vì sao trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân?

Chăm sóc con 17/11/2019 13:00

Nếu trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân thì đó là một dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần kịp thời quan sát để có hường giải quyết và chăm sóc trẻ phù hợp.

Trẻ ăn nhiều nhưng không đủ

Vì sao trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân? - Ảnh 1

Nếu trẻ ăn nhiều nhưng không đủ về số lượng cần thiết của bữa ăn cũng có thể khiến trẻ bị thiếu chất (Ảnh minh họa)

Nhiều mẹ cho rằng đã cho con ăn nhiều nhưng thực chất lại không đủ về số lượng trong từng bữa ăn. Nhu cầu cần thiết của trẻ 1 tuổi là phải ăn đầy một bát cháo mỗi bữa, ngày ăn 4 bữa cháo và 500ml sữa. Do vậy, mỗi lần ăn nếu bé chỉ ăn 2/3 bát cháo, ăn 2-3 bữa/ngày là không đủ nhu cầu.

Trẻ ăn nhiều nhưng không phù hợp

Không linh động điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp với trẻ cũng là một nguyên nhân khiến bé không thể tăng cân dù ăn nhiều. Rất nhiều phụ huynh cho rằng ăn càng nhiều đạm từ các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng,... con sẽ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và chóng lớn. Nhưng trên thực tế thì việc ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm bé khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng… dẫn đến táo bón, giảm ăn, giảm bú mà còn làm ức chế hấp thu canxi làm cản trở quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của bé.

Trẻ ăn nhiều nhưng đơn điệu

Vì sao trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân? - Ảnh 2

Trẻ cần ăn đa dạng số lượng thực phẩm trong khẩu phần ăn để đáp ứng đủ dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Trẻ ăn nhiều nhưng chỉ thường xuyên ăn một loại thức ăn quen thuộc nào đó có thể làm cho cơ thể bé thiếu cơ hội thu nhận và hấp thu các thực phẩm khác, dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện. Bố mẹ cần phải đa dạng các thực phẩm cho bé ăn hàng ngày, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bởi nếu chỉ ăn một số thực phẩm cố định trẻ vẫn sẽ bị thiếu chất.

Trẻ ăn nhiều về lượng nhưng ít chất

Đa phần bố mẹ thường cho trẻ ăn nhiều về số lượng nhưng ít để ý đến lượng thực phẩm cho trẻ ăn vào có đủ chất dinh dưỡng hay không. Ví dụ như: một bát cháo phải đủ 30 - 40g thịt (cá, tôm) nhưng nếu chỉ cho trẻ ăn nước xương, hoặc 1 thìa thịt, nhất là dầu mỡ, cháu 1 tuổi cần 2 thìa cà phê dầu (mỡ)/bữa mẹ chỉ cho vài giọt, hoặc 1/2 thìa có thể khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất, dẫn đến việc không tăng cân.

Trẻ ăn nhiều nhưng dư thừa

Đưa vào cơ thể trẻ một số lượng thức ăn lớn vượt quá khả năng tiêu hóa của trẻ cũng là một sai lầm. Khi trẻ ăn quá ăn nhiều, bé sẽ không đủ men tiêu hóa hết, thức ăn thừa gây chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân.

Trẻ bị nhiễm giun sán

Vì sao trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân? - Ảnh 3

Nhiễm giun sán có thể khiến trẻ kém hấp thu thức ăn (Ảnh minh họa)

Bé bị nhiễm giun sán cũng là một nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân. Khi bị nhiễm gium sán, các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Do vậy bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần để đảm bảo quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ được tối đa.

Trẻ bị kém tiêu hóa, hấp thu

Kém hấp thu là một hội chứng có trong nhiều bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của trẻ. Hội chứng này thường gây cho trẻ tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài như là đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy….điều này là nguyên nhân khiến cho trẻ chậm tăng cân.

Ngoài ra, trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như: suy giáp trạng, lùn tuyến yên, những trẻ đẻ non, bị suy dinh dưỡng bào thai…cũng là nhưng nguyên nhân chậm lớn.

6 món ăn dễ gây dị ứng cho trẻ, có thể gây chết người mẹ cần biết

Có một vài thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Do đó để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, mẹ nên cẩn thận khi cho con ăn những thực phẩm này:

TIN MỚI NHẤT