Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ, liệu có phải trẻ đang bị một chứng bệnh nào đó hay đơn giản chỉ là trẻ kém hấp thu.
- Em bé vừa chào đời mẹ tuyệt đối không được để 4 người này bế con, kẻo dẫn đến hậu quả khôn lường!
- Trẻ vừa sinh ra cần được tiêm ngay vắc xin này phòng bệnh nguy hiểm, nếu để sau 7 ngày sẽ hoàn toàn vô tác dụng
Lý do trẻ ăn nhiều mà không tăng cân
Thứ nhất, mẹ cho bé ăn nhiều nhưng không đúng cách. Ví dụ, ở mỗi giai đoạn lớn, trẻ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, mẹ nên cho thêm dầu vào bột, cháo của bé, dầu này có thể là dầu ăn làm từ đậu nành, đậu phộng, mè…Hoặc có thể mẹ cho bé ăn thiên lệch về một số chất nhất định. Nếu đạm, protein, tinh bột, ăn nhiều có thể khiến bé tăng cân thì rau quả củ lại khiến bé chậm tăng cân.
Thứ hai, bé ăn nhiều nhưng kém hấp thu. Đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến ở trẻ dùng nhiều kháng sinh điều trị bệnh (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…) Kháng sinh không những tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn trong đường ruột của bé từ đó khiến bé biếng ăn, kém hấp thụ, kém tiêu hóa. Việc bổ sung thêm men vi sinh chứa các lợi khuẩn probiotic và các chất xơ tự nhiên preobitic là điều tiên quyết giúp cân bằng môi trường lợi khuẩn trong cơ thể trẻ, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Thứ ba, bé có mức độ chuyển hóa cơ bản trong cơ thể cao. Tức là số năng lượng tiêu hóa được dùng cho các hoạt động tối thiểu như tim đập, phổi thở... cao hơn bình thường. Bé có chuyển hóa cơ bản cao thường có thân nhiệt cao hơn so với bình thường và cũng khó tăng cân.
Dù vậy, mẹ vẫn có thể khiến bé tăng cân bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng của bé, cân bằng giữa các chất đạm, chất xơ và các vitamin. Mẹ cũng có thể cho bé ăn các bữa nhỏ thay cho 3 bữa chính hàng ngày. Mẹ có thể cho thêm 1 chút dầu mỡ trong mỗi bữa ăn của bé. Cho bé uống sữa, ăn sữa chua hàng ngày để bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin.
Phương pháp giúp trẻ tăng cân
Trước hết phải xác định rõ lý do khiến mình không thể tăng cân. Nếu là do ăn uống hoặc vấn đề hấp thụ thì cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và men tiêu hóa. Còn nếu do mức độ chuyển hóa năng lượng cao thì bạn cần phải tăng cường nhiều hơn nữa chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng có một số lời khuyên sau:
Không bỏ bữa sáng
Thói quen bỏ bữa sáng rất không tốt cho cơ thể. Cơ thể sẽ không được bổ sung năng lượng suốt từ 19h tối hôm trước đến 11h trưa hôm sau. Mặt khác, bạn có thể bị mắc bệnh đau dạ dày do trong một thời gian dài dạ dày không có gì để co bóp.
Ăn nhiều bữa một ngày
Mọi người thường cố gắng ăn nhiều trong một bữa nhưng thực ra dạ dày không thể tiêu hóa hoàn toàn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc. Việc dàn trải thành nhiều bữa sẽ giúp dạ dày tiêu hóa hiệu quả hơn, đồng thời tránh được hiện tượng khó chịu, buồn ngủ sau khi ăn do phải ăn quá no.
Thức ăn đa dạng
Mặc dù các loại thực phẩm bạn hay ăn có thể đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng việc thay đổi thức ăn… sẽ không bị nhàm chán và ăn ngon miệng, giúp men tiêu hóa tiết ra nhiều hơn.