Không rõ vì sao khi khóc, trẻ thường gọi mẹ đầu tiên. Tại sao trẻ không gọi bố hay bà? Lý do đằng sau vô cùng ấm áp, chắc chắn các bà mẹ sẽ nhận ra rằng, những nỗ lực của họ vô cùng đáng giá khi chăm sóc con.
- Nhờ vào bí quyết đặc biệt này, mẹ 9X chăm con nhàn tênh không hề nghe quấy khóc
- Con gái 7 tháng tuổi la khóc vì bị viêm sưng vùng kín, bác sĩ chỉ ra sai lầm của người mẹ và nhiều phụ huynh khác
Tình yêu của mẹ dành cho con, con cái dễ chấp nhận hơn
Cậu bé của tôi đã 4 tuổi rưỡi. Từ lúc chào đời, con đã khóc vô số lần, đôi khi vì con không thể có được đồ chơi mình thích, đôi khi vì con quá nghịch ngợm và bị người lớn khiển trách, đôi khi vì mâu thuẫn với bạn… Tóm lại, bất kể lý do là gì, cứ khóc là con gọi mẹ đầu tiên. Đôi khi tôi ɡіậƫ mình ra, con trai khóc dù có lâu đến cỡ nào, thằng bé vẫn cứ hét lên “Mẹ ôm con”.Vậy vì sao con lại gọi mẹ nhỉ?
Lý do là vì tình yêu của người mẹ dành cho con, trẻ dễ chấp nhận hơn, ngay cả khi người mẹ tức giận, khiển trách, trẻ sẽ hiểu rằng, chỉ ít phút sau đó, mẹ lại ôm mình và mẹ quát mắng chỉ vì quá yêu con.
Vì sao con không gọi cha hay bà? Xét cho cùng, các bà mẹ thường gần gũi với con hơn bố và tình yêu của các bà mẹ dễ dàng được phản ánh trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, nhưng tình yêu của các ông bố thì thường khó nhận ra hơn. Bố thường nghiêm khắc và tỏ ra lạnh lùng hơn, và hậu quả trực tiếp là trẻ em có thể không nhận ra tình yêu bố dành cho mình. Nhưng đừng nản lòng trước những khó khắn. Khi con bạn lớn lên, một ngày nào đó chúng sẽ hiểu nỗi đau của bạn.
Trong mắt những đứa trẻ, người mẹ luôn hiểu bản thân chúng nhiều hơn
Đối với trẻ, bất kể lý do gì khiến chúng khóc, cứ hễ khi khóc, điều chúng mong muốn nhất vẫn là tìm một người có thể “hiểu” mình. Và người “hiểu” chúng nhẫn vẫn là mẹ. Trong mắt các con, mẹ dường như hiểu tất cả cảm xúc của mình.
Ngay cả khi bé làm điều gì đó sai trái và khiến mẹ tức giận, trong suy nghĩ của đứa trẻ, người mẹ cũng “hiểu” chúng nhất.Nhiều bà mẹ nhận thấy một hiện tượng là khi họ đánh đập hoặc khiển trách con cái họ, đứa trẻ khóc và la hét trước mặt mẹ, và chúng luôn đến ôm lấy mẹ. Một số đứa trẻ sẽ ngay lập tức nói với mẹ rằng, chúng sai rồi và ngoan ngoãn sau khi mẹ khiển trách mình.
Thế đấy, cứ hễ khóc là con gọi mẹ, tất cả đều có nguyên do và lý do lớn nhất vẫn là con luôn dành tình yêu lớn dành cho mẹ. Thật cảm động phải không các bà mẹ?
Đọc vị tiếng khóc của trẻ sơ sinh
Con vừa mắt nhắm, mắt mở vừa khóc
Thông thường đây là cách con khóc khi bắt đầu buồn ngủ. Con thay đổi biểu hiện bằng tiếng khóc vừa phải, không chảy nước mắt. Khi con khóc, mẹ nên chuẩn bị điều kiện để con có thể ngủ ngoan như tạo không gian yên tĩnh, ấm áp bằng cách tắt tivi, nhạc, bật đèn ngủ và vỗ nhẹ lưng để ru ngủ. Ngoài ra, bé cũng thường có biểu hiện dụi mắt, khóc trong khi mắt nhắm và ngáp.
Con mở to mắt, há miệng và khóc
Phần lớn tiếng khóc này cho thấy con đang đói bụng. Lúc này, tiếng khóc của bé rất to, lặp đi lặp lại, thậm chí sẽ gào thét, gắt gỏng. Mẹ hãy kiểm tra lại thời gian cho con ăn trước đó. Nếu con đã bú được 2-3 tiếng thì cần cho con ăn tiếp. Nếu con mới ăn chưa lâu, mẹ kiểm tra lại lượng sữa vừa cho ăn để bổ sung.
Con khóc to, dữ dội sau khi ăn
Khóc lớn ngay khi ăn thường là dấu hiệu bé đau bụng. Trẻ sẽ khó chịu cho tới khi được ợ hơi. Mẹ có thể bế bé dựa đầu vào vai mình sau đó nhẹ nhàng vuốt và vỗ nhẹ lưng bé.
Mẹ cũng có thể đặt bé lên đầu gối, một tay đỡ ngực và nâng cằm, tay kia vỗ lưng nhẹ. Mẹ nhớ lót một chiếc khăn mỏng dưới cằm con, đề phòng bé trớ ra khi ợ hơi.
Tiếng khóc đột ngột
Nếu con khóc vì buồn ngủ hoặc đói bụng, trước đó sẽ có các dấu hiệu như không chịu chơi tiếp, đột ngột trở nên trầm hơn. Trong trường hợp con đang chơi đùa hoạt bát nhưng đột nhiên khóc, mẹ hãy kiểm tra bỉm của con. Nếu bỉm không ướt, mẹ hãy tiếp tục kiểm tra cả người con. Với các bé đang tập ăn dặm, có thể thức ăn rơi vãi, dính vào áo khiến bé khó chịu.
Con khóc to nhưng không có nước mắt
Trong trường hợp khóc gọi mẹ, con gào khóc rất to, có thể bé đang đòi quyền lợi như “mẹ bế con đi”, “con muốn chơi nữa”. Khi đó, mẹ hãy nhìn vào mắt con, dỗ dành và dành thời gian chơi với con.