Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa chỉ với 3 bước đơn giản tại nhà

Chăm sóc con 04/01/2018 20:42

Lá trầu không, lá khế… là những nguyên liệu sẵn có được các mẹ tận dụng để trị hăm tã cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi việc kiếm tìm những loại cây nhà lá vườn trở nên khó khăn, các mẹ đừng quên sử dụng 1 "thần dược" khác: dầu dừa.

Công dụng của dầu dừa đối với việc trị hăm cho trẻ sơ sinh

Dầu dừa là dưỡng chất tự nhiên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống như: thực phẩm, làm đẹp, sức khỏe. Đối với trẻ sơ sinh, đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn của dầu dừa sẽ giúp điều trị hăm tã hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng làm dịu và chữa lành những vết thương trên da trẻ em.

Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa chỉ với 3 bước đơn giản tại nhà - Ảnh 1
Vitamin E trong dầu dừa sẽ giúp làm lành nhanh vết thương trên da trẻ kể cả vùng da bị hăm tã - Ảnh minh họa: Internet

Các bước trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bước 1: Mẹ tắm cho trẻ bằng nước ấm trước khi thoa dầu dừa rồi dùng khăn mềm lau khô người bé.

Bước 2: Mẹ đặt bé lên giường, bên dưới lót sẵn một miếng vải chống thấm. Tiếp đến, dùng tay thoa nhẹ dầu dừa lên vùng da bị hăm của con, để 15 phút cho dầu dừa thấm dần. Tính mát của dầu dừa sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, không còn ngứa rát.

Bước 3: Sau khoảng 15 phút, mẹ dùng nước ấm rửa sạch dầu dừa trên vùng da bị hăm của trẻ. Dùng khăn mềm lau nhẹ da cho con.

Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa chỉ với 3 bước đơn giản tại nhà - Ảnh 2
Mẹ dùng tay thoa nhẹ dầu dừa lên vùng da bị hăm của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý: Trước khi tiến hành thoa dầu dừa cho trẻ, mẹ nhớ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Ngoài cách bôi dầu dừa trực tiếp lên da bé, mẹ có thể pha vài muỗng canh dầu dừa vào nước tắm của trẻ. Dầu dừa sẽ tiêu diệt các loại nấm men gây hăm tã như Candida.

Một số lưu ý khi trẻ bị hăm tã

- Không sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào rửa vào vùng da bị hăm của trẻ. Làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh mẫn cảm với hầu hết các loại dầu thơm, xà phòng.

- Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa chất propylene glycol để lau sạch vùng da bị hăm. Việc làm này sẽ gây kích ứng da, khiến vi khuẩn lây lan.

- Không sử dụng thuốc điều trị nấm men của người lớn bôi cho trẻ. Tốt nhất các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bôi bất kỳ sản phẩm nào lên cơ thể trẻ sơ sinh.

Phòng tránh hăm tã cho trẻ 

Để trẻ không bị hăm tã, mẹ cần chú ý:

- Nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

- Mỗi ngày mẹ nên để bé "nude" trong khoảng thời gian ngắn để da con được khô thoáng.

Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa chỉ với 3 bước đơn giản tại nhà - Ảnh 3
Mẹ nên để trẻ nude một khoảng thời gian trong ngày để tăng cường hô hấp cho làn da -Ảnh minh họa: Internet

- Để phòng ngủ, giường của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát.

- Thường xuyên kiểm tra và thay tã trong ngày cho trẻ kể cả thời điểm bé thức giấc vào ban đêm.

- Không sử dụng các chất tẩy rửa, làm sạch cơ thể chứa nhiều hóa chất gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ.

- Để mông trẻ luôn khô ráo, tránh ẩm ướt do tiểu tiện hay đại tiện.

- Vệ sinh vùng mông sạch sẽ cho bé khi đi tắm, tiểu tiện hay đại tiện.

6 cách chữa bệnh lười ăn ở trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả giúp mẹ nhàn tênh khi chăm con

Để trẻ có cảm giác đói, chỉ cho con ăn trong vòng 30 phút, tập tính tự lập để con tự xúc ăn… là những phương pháp tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu nghiệm để chữa bệnh lười ăn ở trẻ nhỏ.

TIN MỚI NHẤT