Để con sơ sinh được khỏe mạnh và lớn nhanh, chị em bắt buộc phải nắm rõ cũng như tuân thủ các nguyên tắc khi chăm sóc trẻ.
- Phòng và điều trị bệnh viêm não Nhật Bản
- BỐ HÚT THUỐC ngoài sân, CON ở trong nhà vẫn BỊ VIÊM PHỔI: Mẹ chia sẻ ngay bài viết này để cảnh báo!
Trẻ sơ sinh SỢ NHẤT 4 điều này:
Nằm xuống ngay khi vừa bú xong
Khi bé mới ăn no, mẹ bắt buộc phải bế, dùng tay vỗ lưng cho bé ợ hơi và lượng sữa nằm yên vị tại dạ dày. Nếu mẹ đặt con xuống ngay sau khi bú, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu và dễ dàng gây ra hiện trạng trào ngược, nôn trớ. Trong trường hợp bé bị nôn trớ mà mẹ không quan sát kỹ và kịp thời phát hiện, con có nguy cơ bị ngạt, tắc nghẽn đường thở vô cùng nguy hiểm.
Trong suốt nửa năm đầu tiên, mẹ hãy duy trì thói quen bế bé thẳng đứng khoảng 10 phút cho con ợ hơi và sữa không bị trào ra. Ngay sau mỗi cữ bú (thông thường là khoảng 60ml đến 90 ml) hoặc sau mỗi lần đổi bên ngực, hãy nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ để đẩy không khí tồn đọng trong bụng bé gây tình trạng đầy hơi, khó chịu ra ngoài.
Tiếng ồn
Giống như khi còn là một bào thai, trẻ sơ sinh đặc biệt rất sợ tiếng ồn. nếu thường xuyên để trẻ tiếp xúc với các loại tiếng ồn, con rất có thể sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những tiếng ồn tưởng chừng như quen thuộc như tiếng máy hút bụi, tiếng ti vi, chuông điện thoại gần sát bên trẻ, tiếng chó sủa,… đều có thể khiến con cảm thấy giật mình và bị khó chịu, điều này sẽ tạo nên sự tác động không hề nhỏ đến tâm lý của bé.
Mẹ hãy giữ con tránh xa khỏi tác hại của những tiếng ồn, tốt nhất là hãy tạo cho con một môi trường sống thông thoáng nhưng vẫn phải đảm bảo độ yên tĩnh. Tiếng ồn còn khiến trẻ dễ bị mất ngủ, hay quấy khóc, khó chịu,…
Mẹ tuyệt đối không để điện thoại gần trẻ, không mở tivi với tiếng động lớn, không nói to. Chị em nên hạn chế việc đưa trẻ ra ngoài, nhất là đến những nơi đông đúc, náo nhiệt. Khi phát hiện con bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, mẹ nên ôm ấp, vỗ về cho trẻ bình tĩnh lại và tìm hướng giải quyết vấn đề.
Không khí ngột ngạt tăm tối
Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, trẻ sơ sinh cần nằm trong phòng kín gió hoàn toàn và tối một chút thì mới tốt cho sức khỏe của con. Quan niệm này đã được chứng minh là hoàn toàn sai lầm, chúng không những không mang lại lợi ích mà còn có thể gây hại cho trẻ.
Lý do là vì không khí ngột ngạt, tối tăm và ẩm thấp có thể khiến lượng vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng và nhiều hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Con sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, sợ hãi và dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Một điểm không có lợi nữa là sống trong không gian ngột ngạt, bé sẽ không tiếp nhận được vitamin D từ ánh nắng mặt trời khiến cơ thể dễ còi cọc, vàng da, sức khỏe yếu. Tốt nhất mẹ và bé nên nằm trong phòng thông thoáng, sạch sẽ, không bị ẩm thấp và quá ngột ngạt, tắm nắng vào sáng sớm mỗi ngày để tốt cho sự phát triển của con.
Đung đưa, rung lắc
Thói quen rất nhiều mẹ mắc phải đó là vô tư đung đưa, rung lắc con để ru bé ngủ hay dỗ bé nín khóc. Nếu lặp lại thường xuyên ở cường độ mạnh, nguy cơ trẻ sơ sinh bị tổn thương não là rất cao. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, vỏ não của trẻ sơ sinh vẫn còn rất non nớt và yếu ớt.
Sự tác động từ những cú đung đưa, rung lắc sẽ tạo ra những tác động nghiêm trọng đến não bộ khiến con phải đối diện với nhiều nguy cơ cực kỳ nguy hiểm, chậm phát triển ý thức, xuất huyết não, tổn thương não,… Việc rung lắc con quá mạnh cũng sẽ làm bé dễ bị sợ hãi, tổn thương tâm lý trong tương lai sau này.
Trẻ sơ sinh thích gì?
Gương mặt của cha mẹ
Khi chưa chịu ngủ, trẻ sơ sinh thường chăm chú ngắm nhìn khuôn mặt của cha mẹ. Những tuần đầu khi vừa sinh ra, mắt trẻ sơ sinh có thể nhìn xa từ khoảng 20 – 30 cm. Do đó, bé có thể ngắm rõ gương mặt cha mẹ cùng những biểu cảm sinh động để học theo từ tháng thứ 2.
Trẻ sơ sinh có thể học cách nhận diện khuôn mặt cha mẹ và những người xung quanh nhờ các đặc điểm tóc, cằm, đầu. Khi lớn hơn, trẻ có thể nhận biết thêm các đặc điểm khác như mắt, mũi, miệng của mọi người.
Màu đỏ
Theo nghiên cứu, màu đỏ là một trong những màu sắc trẻ sơ sinh nhìn rõ nhất khi được 3 tháng tuổi. Trước 3 tháng, trẻ sơ sinh không phân biệt được màu sắc, chỉ nhìn thấy hai màu trắng và đen. Đó là lý do nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên lựa chọn đồ chơi có màu sắc cơ bản trong giai đoạn này.
Khi lớn hơn, trẻ bắt đầu phân biệt được sự khác nhau giữa hai màu đỏ và xanh, sau đó là xanh và vàng và thường yêu thích những màu đậm hơn.
Những đốm nhỏ
Đám bụi trên sàn nhà, vết bẩn trên thảm, một con ốc nhỏ trong đồ chơi điện tử… là những thứ nhỏ bé có thể “mê hoặc” trẻ sơ sinh. Lý do đơn giản được đưa ra là trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời chỉ nhìn thấy màu đen và trắng nên nhận rõ sự tương phản của những đốm nhỏ này.
Những đồ trang sức lấp lánh
Sự hấp dẫn thị giác của những món đồ trang sức cũng tạo cảm giác thích thú ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, từ 4 tháng tuổi, bé bắt đầu bị thu hút với những đồ trang sức cha mẹ và những người xung quanh đeo trên cổ và hai tai. Trẻ sẽ không ngần ngại với tay, thậm chí cho vào miệng để khám phá.
Những câu từ hài hước
Trẻ có thể bật cười khúc khích khi nghe cha mẹ chuyện trò và phát ra những câu từ đầy tính ngữ điệu và thường xuyên lặp đi lặp lại.
Động vật 4 chân
Trẻ sơ sinh luôn thích thú chơi đùa cũng những người bạn bốn chân vì chúng hay di chuyển, sinh động hơn rất nhiều những món đồ chơi khác cha mẹ mua cho. Nhiều đứa trẻ sẽ có cảm giác an toàn và vui vẻ khi chơi với những loài vật này. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý hạn chế sự tiếp xúc quá nhiều giữa trẻ và lông của vật nuôi, tránh nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.