Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Gerdi tin rằng người bố đóng một vai trò độc nhất trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ và sự tồn tại của bố là một sức mạnh đặc biệt đối với đứa trẻ.
- Nhiều trẻ nhập viện vì mắc bệnh đường hô hấp trong những ngày trời nồm ẩm
- Những thứ được chuyên gia khuyên nên sử dụng nước nóng để giặt
Những người bố thường không thể hiện cảm xúc bên trong của mình, vì vậy giao tiếp với con cái thường ít hơn so với mẹ. Tuy nhiên, sâu thẳm trong trái tim của họ đều dành chỗ ấm áp và yêu thương nhất cho con.
Gerdi cho rằng thời gian để một ông bố thiết lập mối quan hệ với con cái muộn hơn so với người mẹ. Điều này chủ yếu được quyết định bởi cấu trúc sinh lý của nam - nữ và vai trò khác nhau của cha - mẹ trong cuộc sống của con cái.
Những đứa trẻ có mối quan hệ không tốt với bố thường có xu hướng mắc phải bốn khuyết điểm khi chúng trưởng thành.
Đứa trẻ bị mặc cảm
Nhiều người cho rằng người cha có ảnh hưởng đến con trai nhiều hơn con gái. Trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Dù là trai hay gái thì vai trò của người bố đều rất quan trọng đối với sự trưởng thành của con. Nhiều người luôn vắng mặt trong giáo dục gia đình, khiến con cái thấy bị thờ ơ. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình kiểu này thường có lòng tự trọng thấp.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nhiều người bố thường bày tỏ tình yêu với con cái bằng những điều kiện kèm theo, chẳng hạn: "Bố yêu con, nhưng con phải đạt được một mục tiêu nào đó thì con mới có thể khiến bố vui lòng". Cách thể hiện này dường như gợi ý tâm lý cho trẻ: Nếu con không đủ tốt, con không xứng đáng được yêu thương.
Chịu ảnh hưởng lâu dài trẻ sẽ mặc cảm, tự ti. Đối với con trai, chúng có thể cảm thấy xa cách cha mình và tự gây áp lực để được cha chấp thuận.
Đối với con gái, bố là người khác giới đầu tiên con tiếp xúc trong đời. Khi không cảm nhận được tình yêu của bố mình, sau này, các cô gái sẽ tự đặt mình vào thế bất lợi khi tìm bạn đời, cảm thấy mình không đủ tốt với đối phương, cho dù điều kiện của đối phương rất kém.
Trật tự nội tâm không ổn định
Trên thực tế, phương thức tư duy của trẻ em trước 12 tuổi tương đối đơn lẻ. Suy nghĩ của chúng rất khác với thế giới của người lớn, chúng sẽ không coi việc bố đánh đòn là dạy dỗ, chúng sẽ chỉ nghĩ rằng bố ghét chúng và luôn cho rằng chúng không vừa mắt. Trong những tình huống như vậy, mối quan hệ bố con có thể trở nên căng thẳng.
Trong cuốn sách “Chứng rối loạn ăn uống”, tác giả có đề cập đến mối quan hệ giữa bố và con có thể gây ra vấn đề rối loạn ăn uống ở trẻ... Qua nghiên cứu, các chuyên gia cũng đã phát hiện ra rằng những cô gái có mối quan hệ không tốt với bố mình có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống hơn.
Đây là chứng bệnh có khả năng xuất hiện rất lớn ở những người có sức khỏe tâm lý và tình cảm gặp vấn đề. Khi gặp các vấn đề tâm lý, họ tìm đến thức ăn để giải tỏa. Những người này thường có xu hướng tự ti, theo chủ nghĩa hoàn hảo, lòng tự trọng thấp, tính cách bốc đồng và các mối quan hệ rắc rối.
Ảnh minh họa.
Do dự
Bên cạnh việc thờ ơ với con cái hay thường xuyên mắng mỏ thì cũng có ông bố rất nghiêm khắc với con cái và yêu cầu mọi hành động của con phải nằm trong tầm kiểm soát của chính họ. Họ luôn ra lệnh, chỉ thị, can thiệp quá sâu vào đời sống, công việc của con. Kiểu bố này trong tâm lý học được gọi là người độc đoán.
Những đứa trẻ lớn lên dưới tình yêu thương của người cha độc đoán sẽ có tính ỷ lại, chúng sẽ do dự khi làm bất cứ điều gì khi lớn lên.
Chuyên gia Wu Zhihong cho rằng cha mẹ quyết định thay con là đang giết chết cuộc sống của con cái họ. Kiểu người cha này không coi đứa trẻ là một cá thể độc lập mà chỉ coi nó như một phần phụ của mình.
Ảnh minh họa.
Dễ hối hận và tự trách mình
Nhiều ông bố không bao giờ chủ động khen ngợi hay khuyến khích, luôn có cớ để đánh mắng con. Kiểu quan hệ cha mẹ và con cái này sẽ khiến trẻ khi lớn lên sẽ dễ hối hận và tự trách mình, bất kể chuyện gì xảy ra, chúng sẽ cảm thấy đó là vấn đề của mình và tự nhận lỗi về mình.