Trẻ em và bà bầu cần hết sức thận trọng vì dịch sởi đang bùng phát, tăng hơn 50 lần cùng kỳ

Chăm sóc con 15/01/2019 13:00

Trẻ em và bà bầu cần hết sức thận trọng vì dịch sởi đang bùng phát, tăng hơn 50 lần cùng kỳ - hãy chú ý ngay đừng để tới lúc quá muộn.

Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chỉ có 55 giường bệnh nội trú. Những ngày này số bệnh nhân sởi lên đến 70 người nên khoa không đủ chỗ nằm.

Bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết từ tháng 11 đến nay số bệnh nhân mắc bệnh sởi điều trị tại khoa tăng nhanh.Tháng 10/2018 khoa tiếp nhận 76 trường hợp, tháng 12 là 270 ca. Từ đầu năm, khoa điều trị mỗi ngày khoảng 60-70 ca.

Trẻ em và bà bầu cần hết sức thận trọng vì dịch sởi đang bùng phát, tăng hơn 50 lần cùng kỳ - Ảnh 1

“ Bệnh viện có 65 bệnh nhân đang điều trị sởi, quá nửa là trẻ em và thai phụ. Lượng bệnh hiện gấp đôi tháng trước và tăng hơn 50 lần cùng kỳ “, bác sĩ Hoa cho biết.

Bệnh sởi thường rải rác quanh năm, các tháng mưa lạnh có thể tăng cao hơn. Bệnh do siêu vi của đường hô hấp trên nên thường có các triệu chứng ban đầu là sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, sưng. Khoảng 3-4 ngày sẽ xuất hiện những ban đặc trưng của sởi, thường ở mặt, sau đó tai, ngực, bụng rồi đến tay chân.

Bệnh lây qua đường hô hấp, có thể điều trị cách ly tại nhà hoặc nhập viện theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân được bổ sung vitamin A theo toa bác sĩ, cần mang khẩu trang để tránh lây lan, trong tuần đầu phát ban hạn chế đến nơi đông người. Người chăm sóc phải chú ý vệ sinh tay chân, bổ sung vitamin C, dinh dưỡng tăng sức đề kháng.

Bệnh nhân trong 3-4 ngày đầu phát hiện bệnh có thể điều trị ngoại trú và theo dõi cách ly tại nhà. Gia đình khi có người thân mắc sởi, cả nhà nên mang khẩu trang y tế khi tiếp xúc, rửa tay, chân sạch sẽ và bổ sung vitamin C. Sởi là siêu vi của đường hô hấp, triệu chứng ban đầu nghi mắc bệnh thường là sốt, đau họng, ho khan, sổ mũi, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, sổ mũi, mắt mũi tèm nhem, mệt mỏi. 3-4 ngày tiếp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như mặt bị nổi ban đỏ và lan nhanh xuống ngực, lưng và tay chân.

Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên chích ngừa trước khi mang thai. Bà bầu có dấu hiệu bệnh sởi nên đến cơ sở y tế khám, theo dõi dấu hiệu của thai để có hỗ trợ y tế kịp thời.

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong tuần đầu tiên của năm 2019, thành phố ghi nhận 60 ca mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2018 không ghi nhận ca nào.Hiện, 24/24 quận, huyện đều phát hiện ca bệnh sởi, các quận có nhiều ca bệnh là: Thủ Đức, 8, 12 và Bình Tân. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng ghi nhận số ca nhập viện do bệnh sởi vẫn trên đà tăng mạnh. Tính từ đầu năm 2018, bệnh viện này đã tiếp nhận hơn 400 trường hợp mắc sởi, riêng tháng 12/2018 là 150 trường hợp. Hiện tại, BV Nhi đồng 1 đang điều trị nội trú cho 31 trẻ và có 4 trường hợp trẻ biến chứng nặng, phải thở máy.

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp, dịch tiết của người bệnh khi ho, hắc hơi bắn ra không khí và người xung quanh hít vào. Vì vậy, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan, nhất là đối với người chưa tiêm phòng căn bệnh này. Ngay cả bác sĩ đã nhiều lần nhắc nhở nhưng người thăm nuôi vẫn dẫn theo trẻ em và cho rằng đi thăm rồi về liền sẽ không bị lây bệnh. Để ngừa sởi lây cho cộng đồng, cần mang khẩu trang y tế, hạn chế đến nơi đông người tránh lây lan cho người xung quanh. Ngoài ra, người dân nên tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường sống, rửa tay bằng xà phòng, bổ sung vitamin C… để ngừa và phòng bệnh lây lan.

Dấu hiệu bệnh sởi sớm nhất

- Sốt 38-39 độ C và sốt liên tục.

- Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy.

- Có những chấm nhỏ khoảng 1 mi-li-mét nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 đến 18 giờ.

- Sau khi sốt 3 đến 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da.

- Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 bốn 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.

Chưa cần bác sĩ cũng biết trẻ mắc bệnh gì chỉ nhờ ngắm bé ngủ trưa

Những thói quen thường gặp như ngủ ngáy, nghiến răng, giật mình... có thể cho biết tình trạng sức khỏe của bé mẹ cần lưu ý.

TIN MỚI NHẤT