Trẻ bị hăm là tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng kẽ da bị gấp, tạo vảy mỏng, xuất hiện nhiều mụn nước hay sưng tấy lên do nhiễm trùng.
- Con 15 ngày tuổi bị nguy cơ nhiễm sởi, mẹ phẫn nộ viết ngay một bài đăng cực "gắt" để "dằn mặt" những người anti-vaccine
- Những dấu hiệu cho thấy đường tiêu hóa ở con không tốt mà cha mẹ đừng xem thường
Trẻ bị hăm tã
Hăm tã là trạng thái da bị kích ứng, còn được gọi là viêm da do tã lót. Ở Mỹ, khoảng 35% trẻ em dưới 2 tuổi mắc phải căn bệnh này và hầu hết trẻ em đều mắc ít nhất một lần trong đời.
Yếu tố phổ biến gây hăm ở trẻ nhỏ
Hăm tã xảy ra khi da của bé phải tiếp xúc với tã bẩn quá lâu. Nếu bé bị tiêu chảy thì bé bị hăm tã nặng hơn. Tã của bé sẽ bị bẩn sau khi sử dụng khoảng 3 đến 4 giờ, do vậy việc mẹ chủ động thay tã thường xuyên là rất quan trọng. Trẻ sẵn sàng bị kích ứng làn da do da trẻ nhỏ nhạy cảm khi môi trường axit của chất bẩn cho phép vi khuẩn và nấm men sinh sôi.
Trong nhiều trường hợp nếu tã quá chật hoặc chất liệu không mềm mại cũng sẽ gây cọ xát cho da bé. Hóa chất từ chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm khác tiếp xúc với da bé cũng có thể gây kích ứng.
Nhóm đối tượng dễ bị hăm tã
- Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị hăm đều chủ yếu do sử dụng tã lót, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị hăm tã.
- Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao nhất. Đôi khi bệnh hăm tã có thể lây lan giữa các bé.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm
Hăm tã làm da mẩn đỏ và bị kích ứng. Mẹ có thể dễ nhận thấy vùng da bị hăm tã có cảm giác nóng khi chạm vào.
Lúc này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay nếu vùng da bị hăm tã xuất hiện những vết ban màu đỏ kéo dài trên 48 giờ hay kèm theo dấu hiệu nước tiểu của trẻ có mùi hôi, sẫm màu, đây có thể là biểu hiện của tình trạng mất nước. (Theo bệnh viện Trẻ em Cincinnati, năm 2012).
Ngoài ra, những trường hợp nguy hiểm khác cũng cần đưa trẻ tới bác sĩ nhất là khi vùng da hăm tã có hình thành nên các mụn nước nhỏ hay phồng rộp đầy nước bên trong, hoặc khi bé bị sốt (Theo phòng khám Mayo Clinic, năm 2012).
Chữa hăm cho bé
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Scientific World Journal 2012, các loại kem có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm lô hội và hoa cúc kim tiền có thể giúp điều trị chứng hăm tã (Panahi, et al., 2012). Đặc biệt, cúc kim tiền là loại thảo mộc có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn rất tốt.
Các loại kem và thuốc mỡ dùng tại chỗ được sử dụng phổ biến để điều trị hăm tã, bao gồm:
- Hydrocortisone để làm giảm viêm
- Kem trị nấm hoặc kháng sinh tại chỗ để diệt khuẩn (các bác sỹ có thể kê kháng sinh dạng uống)
- Kẽm oxyt
- Dexpanthenol (tiền chất vitamin B5)
- Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu).
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh các loại thuốc, kem bôi cho trẻ đã được bác sỹ kê đơn, cha mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc cho bé tại nhà, bao gồm:
- Lưu ý rằng, phòng bệnh là cách chữa hăm cho bé, do vậy hãy thay tã thường xuyên sau mỗi 3-4 giờ hoặc sau khi bé đi đại tiện.
- Hãy đảm bảo rằng bé mang tã, bỉm vừa với cơ thể và không quá chật. Tã lót nên chọn loại thoáng khí, mềm mại, không kích ứng.
- Không sử dụng xà phòng, rượu hay nước hoa để thay rửa cho bé. Những chất này có thể làm các triệu chứng hăm tã trầm trọng hơn.
- Không sử dụng bột talc, phấn rôm để làm khô do trẻ có thể hít vào phổi loại bột này.
- Bệnh hăm tã sẽ hết trong một hoặc hai ngày khi sử dụng liệu pháp điều trị tại nhà. Nếu bệnh không đỡ, hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ.
Phòng tránh bệnh hăm ở trẻ nhỏ
Bệnh hăm có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Tuy nhiên bệnh có thể dễ dàng phòng tránh được nếu mẹ thực hiện đúng những nguyên tắc về vệ sinh và sử dụng tã, bỉm cho trẻ như sau:
- Rửa sạch mông cho bé bằng nước sạch trong mỗi lần thay tã. Làm khô bằng khăn mềm. Không sử dụng khăn lau có cồn hoặc nước thơm.
- Đóng tã, bỉm lỏng vừa. Nếu có thể hãy hạn chế cho bé sử dụng tã, bỉm. Hãy cho bé ngủ mà không dùng tã nhiều nhất có thể. Mỗi ngày, hãy để vùng da mông của bé không có tã tối thiểu 2 giờ.
- Thêm nữa, hãy trữ các loại thuốc mỡ chứa kẽm oxyd hoặc sáp dưỡng ẩm trong tủ thuốc gia đình.
Đây là những phương pháp trị liệu tại nhà rất hiệu quả trong điều trị hăm tã.