Trẻ 4 tháng mọc răng khiến một số bố mẹ cảm thấy bối rối và lo lắng vì không biết bé mọc răng như vậy có sớm quá không? Khi bé mọc răng như vậy thì cần chăm sóc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
- Cách làm cà tím chiên trứng bùi ngon, hấp dẫn và siêu hao cơm tại nhà!
- Cách làm trứng hấp mật ong mềm ngon, thơm béo và siêu bổ dưỡng tại nhà!
Nội dung bài viết
- Trẻ 4 tháng mọc răng có sớm quá không?
- Những rắc rối mà trẻ 4 tháng tuổi mọc răng có thể gặp phải
- Cha mẹ phải làm gì để chăm sóc bé khi mọc răng sớm từ 4 tháng tuổi?
- Trẻ 4 tháng mọc răng có nên bổ sung canxi không?
Trẻ 4 tháng mọc răng có sớm quá không?
Theo tiêu chuẩn bình thường của trẻ, bắt đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 thì bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, răng đầu tiên thường là răng cửa hàm dưới. Từ tháng thứ 6 đến hết 30 tháng tuổi, bé sẽ dần hoàn thiện hàm răng sữa của mình với 20 chiếc răng nhỏ xinh.
Tuy nhiên, thể chất mỗi bé là khác nhau nên có bé mọc răng muộn, có bé lại mọc răng rất sớm. Có trẻ 2 tháng mọc răng, có trẻ 4 tháng mọc răng nhưng có trẻ lại gần 12 tháng mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Chính bời các yếu tố như di truyền, tình trạng thiếu canxi hay do dinh dưỡng của bé, mà tình trạng mọc răng có thể đến sớm hay muộn.
Trẻ 4 tháng mọc răng được coi là sớm hơn so với mốc thời gian 6 tháng của nhiều trẻ khác. Điều này khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng và bối rối. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là trẻ 4 tháng mọc răng có sao không? Liệu mọc răng sớm như vậy có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé hay không?
Các chuyên gia dinh dưỡng và nha khoa đều khẳng định rằng: việc mọc răng sớm ở trẻ không có bất cứ nguy hiểm nào với sức khỏe hay sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ mọc răng sớm thì cha mẹ cần phải lưu ý trong chế độ chăm sóc, nhất là khi bé mới chỉ được ít tháng tuổi.
Những rắc rối mà trẻ 4 tháng tuổi mọc răng có thể gặp phải
Bình thường nếu bé thường ăn ngoan, ngủ ngoan, hay cười, hay vui đùa cùng bố mẹ thì có thể khi mọc răng bé sẽ thay đổi. Khi trẻ mọc răng, trẻ thường gặp một số “rối loạn” trong cơ thể. Ví dụ như bé có thể mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn, hay “mè nheo”, cáu gắt, ít ngủ,... Bé bứt rứt và khó chịu trong người nên dễ bị kích động hoặc hay làm nũng cha mẹ. Đây cũng là dấu hiệu trẻ 4 tháng mọc răng hay gặp phải mà bố mẹ có thể sớm phát hiện ra.
Có một số bé lại hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó khi mọc răng. Đó là khi lợi của bé nứt ra để mọc răng khiến lợi của bé bị ngứa và bé luôn muốn cho thứ gì đó vào miệng như ngón tay, đồ chơi, quần áo,… để bớt khó chịu.
Trước khi răng của bé nhú lên, phần nướu (lợi) của bé có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có trường hợp còn bị loét khiến trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên. Những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày, bố mẹ hãy chú ý để phát hiện ra nhé.
Khi mọc răng, cơ thể bé dồn năng lượng cho việc mọc răng nên sức đề kháng của bé cũng yếu đi. Đó là lý do vò sao khi bé mọc răng thường hay bị sốt, bị rối loạn tiêu hóa. Vào trước vài ngày hoặc trong những ngày mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ và kèm đi tiêu phân lỏng. Trong dân gian thường gọi tình trạng này là “ đi tướt mọc răng”.
Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây khiến trẻ bị đau và rất có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và không muốn bú mẹ, thậm chí còn khiến bé bị sụt cân.
Cha mẹ phải làm gì để chăm sóc bé khi mọc răng sớm từ 4 tháng tuổi?
Khi bé 4 tuổi mọc răng tuy là hơi sớm nhưng cũng không có gì đáng ngại. Lúc này, cha mẹ của bé cần bình tĩnh và chú vệ sinh răng miệng cho bé. Các dấu hiệu như tiêu chảy, sốt có bé diễn ra ở mức độ nhẹ thì không có gì cần phải quá lo lắng, vì các dấu hiệu này thường xuất hiện vòng 3 – 7 ngày rồi tự hết. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình phát triển bình thường ở trẻ.
Tại nhà, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho bé:
- Để làm dịu đi sự khó chịu tạm thời của bé khi lợi ngứa ngáy, các mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những vật nhẹ, mềm, dai để trẻ dễ cắn như: ngậm núm vú giả bằng cao su, vòng mọc răng,… Mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt, để bé ngậm không có hại cho sức khỏe, không để bé cắn nát có thể làm bé bị hóc,…
- Nếu bé bị sốt, bố mẹ hãy dùng khăn mềm và nước ấm để lau người cho bé, đồng thời bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé quấy khóc nhiều và không chịu bú trong một lần thì hãy cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần một chút nhé.
- Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ, mẹ có thể dùng paracetamol dành cho trẻ em với liều lượng thích hợp với cân nặng của bé. Khoảng 6 tiếng cho bé uống 1 lần. Đồng thời nên thường xuyên lau nước ấm và thay quần áo thoáng mát cho bé.
- Vệ sinh răng miệng cho bé bằng những miếng gạc hoặc vải sạch mềm. Cha mẹ hãy dùng gạc hoặc vải quấn vào đầu ngón tay bạn và nhúng vào nước sạch rồi lau trong miệng cho bé. Bên cạnh đó, bé cũng thường chảy dãi nhiều ở giai đoạn này, nên mẹ hãy thường xuyên lau nước dãi quanh miệng cho bé, nhất là sau khi cho bé bú. Nhớ thực hiện động tác nhẹ nhàng tránh làm đau lợi và răng mới nhú của bé.
Nếu cẩn thận hơn, bố mẹ có thể đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện nhi để được hướng dẫn giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ khi mọc răng.
Trẻ 4 tháng mọc răng có nên bổ sung canxi không?
Có một vấn đề cũng được nhiều bố mẹ quan tâm đó là bé 4 tháng mọc răng có cần bổ sung canxi không?
Điều này là cần thiết, lý do là từ khi bắt đầu mọc răng sữa, bé bắt đầu cần một lượng canxi nhiều hơn. Khi bé 4 tháng tuổi, bé còn đang bú mẹ hoàn toàn, nên cách đầu tiên là hãy bổ sung canxi trong khẩu phần ăn uống của người mẹ. Các thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên ăn nhiều hơn như:
- Sữa, sữa chua, phô mai, nước cam, lòng đỏ trứng,...
- Các loại hạt ngũ cốc như các loại đậu, vừng, óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt vừng,…
- Các loại rau xanh thẫm như cải bỏ xôi, cải thìa, cải xoăn, súp lơ,…
- Một số loại hải sản như tôm, cá, cua, nghêu,…
Mẹ cũng có thể cho bé tắm nắng nhiều hơn một chút vào buổi sáng và buổi chiều để bé được hấp thụ vitamin D nhiều hơn. Mẹ lưu ý rằng, bổ sung canxi cho bé ở giai đoạn mọc răng là cần thiết tuy nhiên không nên tự ý uống canxi hoặc cho bé uống canxi nếu không cần thiết và chưa được sự kê đơn của bác sĩ. Cha mẹ cũng nên lưu ý để giúp bé tăng cường sức đề kháng, để những lần mọc răng sau bé giảm tình trạng ốm, sốt và tiêu chảy nhé.
Các bố mẹ đã bớt lo khi trẻ 4 tháng mọc răng chưa nào? Tình trạng này không hiếm gặp, ba mẹ chỉ cần lưu ý hơn trong cách chăm sóc bé là được nhé. Trong trường hợp các dấu hiệu như sốt, tiêu chảy, quấy khóc,.. quá nặng thì nên cho bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc bé đúng nhất. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn nhé!