Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân có sự thay đổi lớn về hàm lượng chất dinh dưỡng và cách thức bổ sung. Không chỉ cho ăn cháo dinh dưỡng, súp, các loại hải sản mà mẹ cũng hãy bắt đầu tập cho bé ăn thô.
- Tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
- Chuyên gia mách thực đơn chuẩn theo từng lứa tuổi, mẹ nhớ cho con ăn khi vào năm học mới
Khi bé được 9 tháng tuổi thì đây không còn là giai đoạn tập ăn dặm nữa mà đã chuyển sang thời kỳ phát triển khả năng nhai. Vì thế, khi cho con ăn những món mềm như cháo hay súp thì cần tăng độ đặc, lợn cợn để bé tập nhai tốt hơn. Hơn nữa, trong giai đoạn này, thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân nhanh và đều thì cần phải bổ sung đa dạng và phong phú hơn các nguồn thực phẩm. Lúc này thực đơn cần phải thay đổi, không thể giống với các giai đoạn 6 tháng, 7 tháng hay 8 tháng…
Hiện nay, thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi chia làm 2 dạng: thực đơn ăn dặm truyền thống và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật. Cả 2 loại thực đơn này thì đều có những ưu và nhược điểm nhất định.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
Thực đơn ăn dặm truyền thống đã được áp dụng lâu đời và phổ biến ở nước ta, bởi phương pháp này giúp bé hay ăn chóng lớn trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, mẹ thường phải mất rất nhiều thời gian để chế biến. Bởi lúc nào mẹ cũng phải xay nhuyễn thức ăn cho loãng giúp bé dễ tiêu hóa. Hơn nữa còn phải cho trẻ tập ăn bột trước khi chuyển sang giai đoạn ăn cháo có sự kết hợp giữa thức ăn có chất đạm, béo, tinh bột và chất xơ từ rau củ, trái cây tươi.
Vì vậy, thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi luôn đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Thứ 1, Cháo cần được xay nhuyễn theo mức độ khác nhau để tập dần cho bé khả năng ăn thức ăn thô. Do đó, mẹ cần điều chỉnh độ thô từ ăn bột, ăn cháo đến ăn những thức ăn băm, rồi mới ăn cơm cùng gia đình.
Thứ 2, Mẹ luôn chọn các loại rau củ cung cấp cho bé đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Khi sơ chế, cần nêm thêm gia vị để giúp bé dễ ăn, đảm bảo cho sự phát triển về thể chất. Chính vì vậy, thực đơn 1 ngày cho bé 9 tháng tuổi phải có sự thay đổi linh hoạt, cho bé ăn đa dạng các loại rau củ, thịt cá và nêm nếm cho phù hợp. Sau đó, xay nhuyễn để bé dễ ăn và hấp thu tốt. Các loại rau củ mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn dặm như là: cà chua, bí đỏ, cà rốt, khoai lang, bí đao, su su, mướp, mồng tơi, rau ngót, súp lơ...
Thứ 3, Đối với thực phẩm là thịt, cá... mẹ nên đi chợ vào sáng sớm để chọn mua được đồ tươi ngon nhất. Khi nấu thì cho thêm các gia vị như hành, gừng, nước mắm. Với tôm, cá, lươn, mẹ không nên xay quá nhuyễn vì sẽ gây mất chất dinh dưỡng và ngán ăn, hãy làm nát chúng để trẻ tự tập ăn thức ăn thô.
Đặc biệt, mẹ cần chú ý hơn đến thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn, hãy bổ sung những món cháo ăn dặm dưới đây thường xuyên để con tăng cân nhanh chóng, tránh bị suy dinh dưỡng.
- Cháo tim heo cải thảo
- Cháo tôm sốt bơ tỏi, súp lơ
- Súp cua bể
- Cháo sườn non, đậu hũ
- Cháo thịt bò cà rốt
- Cháo kê bí đỏ, ruốc cá hồi
- Cơm nát với ếch xào lá lốt
Với thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng sẽ có ưu và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
+ Bé dễ ăn, nhanh tăng cân trong thời gian đầu.
+ Việc xay nhuyễn thức ăn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện của trẻ.
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con.
Nhược điểm
+ Vì xay nhuyễn thức ăn nên sẽ không tốt cho việc tập nhai của bé.
+ Xay nhiều loại thức ăn chung với nhau gây khó khăn cho việc phân biệt mùi vị, dẫn đến bé dễ biếng ăn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng kiểu Nhật
Hiện nay, bên cạnh thực đơn ăn dặm truyền thống, nhiều bà mẹ lại lựa chọn thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật cho bé. Bởi thực đơn này có nhiều ưu điểm như là:
+ Việc chế biến thức ăn không dùng cối xay mà dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn, điều giúp bé yêu dễ nuốt và cảm nhận được đầy đủ hương vị, tính chất của món ăn. Hơn nữa, mẹ cũng có thể dễ dàng điều chỉnh được độ lỏng, đặc, độ thô của món ăn theo từng giai đoạn phát triển của bé.
+ Khi bé tập ăn dặm, việc ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô, từ ít tới nhiều… giúp bé dần tự học được kỹ năng nhai, nuốt tốt, bé sẽ nhanh chóng có thể ăn cơm cùng với gia đình.
+ Bé sẽ được ăn riêng từng loại thức ăn, sẽ nhận biết được mùi vị, kích thích vị giác, con sẽ ăn ngon miệng và tăng cân đều.
+ Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật không dùng xương, thịt để nấu nước dùng cho trẻ mà dùng cá khô bào và rong biển - đây những thực phẩm có hàm lượng canxi cao. Loại nước dùng này gọi là dashi. Nhờ vậy, trẻ khỏe mạnh và không bị béo phì, xương phát triển tốt, giúp tăng chiều cao hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng có một số nhược điểm nhất định như:
+ Thời gian đầu trẻ sẽ khó làm quen với lượng thức ăn thô, trẻ ăn ít vì hệ tiêu hóa chưa quen với các lượng thức ăn dạng mới nạp vào.
+ Việc cho trẻ ăn từng loại thực phẩm để dễ phân biệt mùi vị cũng vô tình khiến bé “kén cá chọn canh”, chỉ ăn những mùi vị mà mình thích.
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng kiểu Nhật sẽ cho con bú theo nhu cầu. Bên cạnh đó, cho bé uống sữa công thức: 3 cữ sữa (khoảng 500 – 600ml). Đồng thời kết hợp với lượng thức ăn của 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều). Theo đó, mỗi bữa ăn luôn đảm bảo cháo 40 – 70g, đạm 15 – 20g (nếu cho ăn đậu phụ cần 40 – 50g), rau 25 – 30g.
Khi nấu cháo, luôn luôn đảm bảo tỷ lệ 1 gạo:5 nước hoặc 1 cơm:2 nước. Các loại rau củ, quả được hấp, luộc chín, thái thanh dài hoặc nghiền sơ cho bé tập nhai, cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của thực phẩm. Còn với thịt heo, thịt gà, thịt bò, tôm… hấp chín, xé sợi, giã nhỏ để bé dễ ăn. Với các loại trái cây thái thanh dài cỡ ngón tay út cho bé tự cầm ăn. Nho bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc để tránh bị hóc. Cam, quýt, bưởi bóc vỏ, bỏ hạt, tách ra từng miếng nhỏ.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để khắc phục được nhược điểm của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên chọn thực đơn cho bé 9 tháng viện dinh dưỡng. Đây phương pháp được kết hợp của thực đơn truyền thống và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, vừa giúp trẻ dễ ăn, tiêu hóa tốt và bộ nhai cũng sớm hoàn thiện. Hơn nữa, với phương pháp này trước khi cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào mới, mẹ đều phải cho bé làm quen từ ít đến nhiều trong vòng 3 ngày để thử phản ứng dị ứng của con, sau đó mới cho ăn với lượng bình thường. Bên cạnh đó, còn kết hợp thêm với các bữa phụ cho bé 9 tháng.
Ở thời điểm này bữa phụ không chỉ là sữa chua, khoai lang nghiền, váng sữa... thay vào đó là những món tăng cường hệ nhai cho trẻ như: Bánh mì ngọt, muffin chùm ngây, kẹo trái cây khô, bánh bao hoa hồng, bánh táo vòng, chè kê khoai lang sữa dừa, flan phô mai...
Các mẹ có thể tham khảo thêm một số thực đơn dưới đây:
Thứ 2:
+Sáng: Súp bí cua
+Trưa: Cơm nát + Đậu non bí xanh hấp.
+Tối: Cháo gà + Rau củ thập cẩm xào bơ
Thứ 3:
+Sáng: Mì xào thập cẩm.
+Trưa: Cháo cá quả bầu non
+Tối: Cơm nát trộn đậu non + Rau súp lơ luộc
Thứ 4:
+Sáng: Súp đỗ xanh bí đỏ phô mai
+Trưa: Cơm nát + Thịt lợn bằm nấu trứng
+Tối: Thịt gà xào dứa + cháo trắng.
Thứ 5:
+Sáng: Bánh mì lát và sữa công thức
+Trưa: Khoai tây hấp và gà luộc
+Tối: Cơm nát trộn cá hồi bí xanh
Thứ 6:
+Sáng: Miến gà
+Trưa: Cơm nát + canh rau ngót thịt băm
+Tối: Súp rong biển phô mai
Thứ 7:
+Sáng: Nui thịt gà
+Trưa: Cơm nát + Canh mùng tơi thịt bò
+Tối: Cơm trộn cá hồi + Bí xanh hấp
Chủ Nhật:
+Sáng: Súp cua
+Trưa: Cơm nát + Thịt lợn hấp + Bí ngòi hấp
+Tối: Cháo cải bó xôi + Thịt gà sốt me.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các mẹ biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân khỏe mạnh. Từ đây bé yêu hay ăn chóng lớn, thoát khỏi tình trạng biếng ăn, hệ tiêu hóa kém.