"Thủ phạm" gây mòn, sún răng sớm: Cha mẹ không muốn con hỏng cả hàm răng thì nên tránh xa

Chăm sóc con 08/05/2019 05:30

Trong nha khoa thuật từ "đa sâu răng do bú bình" để chỉ những bé thói quen ngậm bình sữa vào buổi tối và đi ngủ luôn.

Bú sữa bình là nguyên nhân hỏng răng sớm?

Mới đây, trên mạng xã hội facebook chia sẻ một thông tin khiến cho các bà mẹ nuôi con nhỏ không tránh khỏi "sốc" về sự thật của những chiếc răng sâu. Theo đó, một bác sĩ tại phòng khám đã khuyến cáo một bà mẹ có con khoảng 2-3 tuổi về nguyên nhân răng con bị sâu là do bú sữa bằng bình.

'Thủ phạm' gây mòn, sún răng sớm: Cha mẹ không muốn con hỏng cả hàm răng thì nên tránh xa - Ảnh 1

Nguyên nhân được lý giải, do bú sữa bình vào ban đêm kéo dài là nguyên nhân khiến cho răng đứa trẻ bị ăn mòn hết, không nhai được tốt và đau răng… Sau đó, vị bác sĩ này khuyên mẹ đứa trẻ cần phải nhanh chóng cai bú bình cho con để răng của trẻ không bị hỏng thêm và có thể hồi phục được.

'Thủ phạm' gây mòn, sún răng sớm: Cha mẹ không muốn con hỏng cả hàm răng thì nên tránh xa - Ảnh 2

Bú sữa bình không phải là nguyên nhân sâu răng, thói quen ngậm sữa và đi ngủ luôn mới là thủ phạm.

Vị bác sĩ này cũng chia sẻ thêm, trẻ nhỏ sau 1 tuổi phải chuyển sang uống qua ly, 18 tháng nên bỏ hẳn bình sữa để bảo vệ răng tốt và để kiểm soát lượng sữa không quá nhiều.

Sau cùng facebook các nhân này chia sẻ thêm: "Con nít Việt Nam lệ thuộc bình sữa và sữa công thức sau 1 tuổi còn nhiều quá! Hội chứng răng bú bình phổ biến quá trời! Nhìn đau lòng quá! Phụ huynh vui lòng ghi nhớ để đỡ đi bác sĩ nha! Phòng bệnh hơn chữa bệnh các bạn ạ!"

Theo bác sĩ nha khoa Hồ Mộng Thùy Dương trước tiên chúng ta cần phải hiểu vì sao trẻ bú sữa bình lại bị sâu răng? Nguyên nhân sâu răng ở đây là trẻ bú sữa bình vào buổi tối và ngậm luôn đi ngủ. Nghĩa là trẻ sẽ không súc miệng hay đánh răng, nên đường có trong sữa sẽ làm cho răng bé bị sâu, sún.

"Trong nha khoa có một thuật từ tên là "Đa sâu răng do bú bình", nhưng không phải để chỉ bú bình là nguyên nhân gây sâu răng. Thuật từ này để chỉ những bé thói quen ngậm bình sữa vào buổi tối và đi ngủ luôn.

Sâu răng do bú bình gặp trở trẻ nước ngoài, hàng loạt trẻ đã bị sâu răng do ngậm bình sữa đi ngủ.

Trẻ bú sữa một chút một sau đó ngưng và chìm vào giấc ngủ mới sâu răng kinh khủng. Còn nếu trẻ bú bình 1 – 2 phút là hết thì không khác gì uống bằng ly, cốc", bác sĩ Thùy Dương nói.

Ngay cả trường hợp trẻ không bú bình uống sữa vào buổi tối và ngậm sữa thì nguy cơ sâu răng vẫn cao.

"Như vậy trẻ uống bằng ly, cốc, bình nếu không đánh răng thì vẫn có nguy cơ bị sâu răng",bác sĩ Thuỳ Dương khẳng định.

Nếu như trẻ bú sữa bình, ly, cốc sau khi bú hết đánh răng hoặc súc miệng trước khi ngủ sẽ không bị sâu răng.

Ở Việt Nam theo như quan sát của bác sĩ Thùy Dương rất nhiều trẻ nhỏ ngậm cơm cũng bị sâu răng, chứ không riêng gì ngậm sữa. Do cơm có một lượng đường nhất định tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phá hủy cấu trúc của răng và gây tổn thương răng.

Răng sâu có thể hồi phục được hay không?

Trong trường hợp trẻ đã bị sâu răng dù cai bú bình thì răng cũng không thể hồi phục được.

Bác sĩ Thuỳ Dương cho biết: "Do răng bị sâu là một tổn thương không thể hồi phục được của răng. Răng chỉ hồi phục được khi chưa có tổn thương trên bề mặt của răng. Lúc này trong nước bọt của con người có các thành phần tái khoáng hóa bề mặt men răng".

BS Nguyễn Hồng Sơn: Tiết lộ 3 lý do mồ hôi biến thành mùi khó chịu, cách đơn giản hết mùi

U sinh dục hay gặp ở độ tuổi ngoài 40: 3 triệu chứng nhắc nhở chị em nên đi khám sớm

30 tuổi mắc ung thư do chủ quan với nắng nóng: Nghề nào sẽ dễ mắc bệnh do nhiệt độ cao?

Những tổn thương này thường rất khó có thể nhìn bằng mắt thường. Còn khi tổn thương có thể quan sát thấy bằng mắt thì lúc đó răng không thể phục hồi được.

Để bảo vệ răng cho trẻ bác sĩ Thùy Dương lưu ý khi trẻ bú sữa, nước trái cây bằng bình, ly, cốc thì nên súc miệng bằng nước lọc. Để nước sẽ làm trôi sữa, nước trái cây còn đọng lại trên bề mặt của răng.

Đặc biệt, trước khi trẻ đi ngủ cần phải kết thúc tất cả các thức ăn trước khi đánh răng. Khi trẻ đã đánh răng thì không ăn thêm gì.

"Với bé chưa tới độ tuổi đánh răng, khi kết thúc thời gian uống sữa trước khi nên cho bé chơi khoảng 15-20 phút hoặc uống nước để cho nước bọt trong miệng tiết ra trẻ nuốt vào. Nhờ vậy, trẻ sẽ giảm được lượng sữa có trong miệng và trên bề mặt răng", bác sĩ Thùy Dương cho hay.

Cách chăm sóc răng cho bé theo từng lứa tuổi

Từ 6 tháng đến 12 tháng:

Giai đoạn này trẻ bắt đầu mọc răng sữa hàm dưới và các răng phía trước. Vệ sinh răng miệng giai đoạn này giống "ăn dặm" vậy, chủ yếu mang tính giáo dục trẻ là chính. Cha mẹ nên làm sạch răng nhẹ nhàng bằng gạc lau thấm nước muối sinh lý hoặc bàn chải lông mền có kem đánh răng không fluoride, trẻ có thể nuốt mà không cần súc lại.

Từ 12 tháng đến 2 tuổi:

Trẻ có thể tự tập đánh răng một mình, nhưng ba mẹ sẽ đánh răng cùng con. Nếu trẻ biết nhả kem và súc miệng, có thể dùng kem đánh răng có fluoride, vị ngọt đường xylitol hương vị trái cây yêu thích. Mục đích để trẻ có thói quen. Đánh răng không cần xoay tròn như người lớn, trẻ có thể chà ngang, miễn sao dễ và sạch thức ăn.

Từ 2 tuổi trở lên:

Trẻ có thể dùng kem đánh răng có fluoride, cho bé tự đánh răng, nhưng cha mẹ sẽ kiểm tra sau đó cho con. Nếu sạch có thể khuyến khích tặng ngôi sao khen ngợi. Giai đoạn này, phải kiểm soát sâu răng, vì mất răng sữa sớm sẽ dẫn đến thiếu khoảng mọc răng, gây lệch lạc răng sau này.

6 tuổi:

Bắt đầu răng lung lay và thay răng. Đồng thời răng cối lớn vĩnh viễn thứ 1 sẽ mọc. Răng mọc phía trong cùng, bố mẹ phải lưu ý để hướng dẫn con đưa bàn chải vào sâu hơn để chải răng mới mọc. Đây là răng không thay nữa, rất quan trọng, lại thường bị sâu răng do giai đoạn chuyển tiếp, bố mẹ không để ý.

Bác sĩ Nhi cảnh báo căn bệnh dễ tử vong ở trẻ em, sắp vào mùa dịch: Cha mẹ nắm lấy để cứu con

Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm là thời điểm bùng phát bệnh viêm não Nhật Bản. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết viêm não Nhật Bản là bệnh rất nặng. Bệnh dễ dẫn đến tử vong, gây ra nhiều di chứng nặng nề.

TIN MỚI NHẤT