Dưới đây chính là những thói quen cực phổ biến khi chăm trẻ sơ sinh vô cùng tai hại của mẹ khiến con đang khỏe mạnh bỗng ốm yếu.
- Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 của Bộ Y tế có một số thay đổi
- 5 tư thế ngủ trẻ sơ sinh tiết lộ trí thông minh, nếu con là kiểu cuối, mẹ chú ý
Mặc tã quá chật
Mặc tã quá chặt sẽ gây ra những áp lực khiến chân của trẻ phát triển không bình thường. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, nguy cơ trẻ bị dị tật khớp hang là rất cao. Bên cạnh đó, một lỗi sai nghiêm trọng nữa rất nhiều mẹ thường mắc phải đó chính là cho con mặc tã suốt ngày, có khi là 24/24. Nhiều mẹ thấy việc mặc tã cho con rất tiện lợi nên sẵn sàng “đóng bỉm” cho bé suốt, đây là một thói quen hoàn toàn sai lầm.
Lý do đầu tiên là vì chúng sẽ cản trở sự dị chuyển của cơ bắp, khớp xương, khớp háng,… khiến vóc dáng của bé bị kìm hãm phát triển. Trẻ sẽ không có sự nhanh nhẹn, linh hoạt mà thay vào đó sẽ bị cản trở trong các hoạt động thường ngày. Ngoài ra, khả năng bé bị hăm, dị ứng, mẩn ngứa khi mặc tã thời gian dài là rất cao cho dù hiện nay các loại tã đều có sự cải tiến thấm hút tốt đến mức nào đi chăng nữa.
Chủ quan khi con có dấu hiệu bệnh
Chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần có sự quan sát con thật kỹ lưỡng ở mọi thời điểm vì em bé lúc này rất non nớt lại chưa thể nói cho mẹ biết mình đang cảm thấy thế nào. Khi nhận thấy những bất thường ở con, nhất là trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ nên trực tiếp hỏi ý kiến bác sĩ và đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
Nhiều người chủ quan trẻ chỉ bị bệnh “xoàng”, sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không đưa con đi thăm khám. Hậu quả là con có thể bị bệnh nặng hơn và phải chịu nhiều hậu quả tai hại không đáng có.
Cho bé ăn dặm quá sớm
Nhiều bà mẹ rất nôn nóng trong việc cho con ăn dặm. Mẹ muốn bé biết ăn từ sớm để có thể cung cấp thêm nhiều nguồn dưỡng chất cho bé lớn nhanh. Tuy nhiên, ăn dặm quá sớm, ép bé ăn dặm khi bé chưa sẵn sàng là một quan niệm nuôi con hoàn toàn sai lầm. Thời điểm ăn dặm thích hợp nhất là khi con đã được 5 – 6 tháng tuổi.
Lý do là vì trước đó, hệ tiêu hóa của bé vô cùng yếu ớt và chỉ thích hợp cho việc tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa. Việc buộc phải tiếp nhận thức ăn sẽ khiến đường ruột của trẻ bị tổn hại, bé dễ tiêu chảy, nôn mửa, khả năng viêm ruột và rối loạn tiêu hóa là rất cao.
Cho trẻ sơ sinh tráng miệng bằng nước
Các chuyên gia đã khẳng định, trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn không cần uống nước. Việc bổ sung thêm nước để tráng miệng sau khi con bú sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô cùng nguy hiểm. Các thành phần trong sữa mẹ đã được chứng minh là vô cùng đầy đủ và phù hợp để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tăng trưởng mỗi ngày, kể cả lượng nước trẻ cần ở độ tuổi này.
Vì thế, mẹ đừng nên nghe theo lời người khác và cho bé sơ sinh uống thêm nước, hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không thêm bất cứ loại thức ăn nào khác. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú mẹ được cho uống thêm nước sẽ rất dễ bị biếng ăn, suy nhược cơ thể.
Hơn nữa, nếu nguồn nước không đảm bảo thì nguy cơ con tiêu chảy, ngộ độc là cực kỳ cao. Nguy hiểm hơn, đã xuất hiện khá nhiều trường hợp bé bị loãng máu, giảm nồng độ natri, co giật hôn mê và nặng hơn là dẫn đến tử vong.