Tắm cho trẻ vào thời điểm này là mẹ đang hại con mà chẳng ngờ tới - chú ý và tránh ngay kẻo hối không kịp.
Ngoài việc ăn, ngủ, thì việc vệ sinh cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tắm là hoạt động cần thiết, không chỉ giúp trẻ ăn ngon, ngủ sâu mà còn giúp gắn kết tình cảm mẹ con.
Thời điểm tắm cho bé vào lúc nào cũng có ý nghĩa quan trọng. Có nhiều quan niệm khác nhau về thời điểm tắm cho bé. Nhiều mẹ thích tắm cho con vào buổi sáng, vào buổi chiều, cũng có mẹ chọn buổi tối trước khi đi ngủ để làm công việc này. Nói chung khi cơ thể bé bình thường, thì mẹ tắm cho bé lúc nào cũng được. Miễn là không tắm khi bé đang quá đói hoặc quá no. Thông thường tắm sau khi ăn 1 tiếng là phù hợp nhất. Ngoài ra cũng có những thời điểm tuyệt đối không được tắm cho bé.
Không tắm cho trẻ trong tình trạng nôn mửa, tiêu chảy nặng
Khi trẻ đang mắc các bệnh về tiêu hóa, chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì tốt nhất bố mẹ tạm thời không tắm cho trẻ. Bởi vì khi tắm, bạn sẽ phải di chuyển bé nhiều, điều này khiến cho bé có thể nặng thêm.
Không tắm cho trẻ trong vòng 48 giờ khi trẻ đang phát sốt hoặc vừa hạ sốt
Trong quá trình tắm, các lỗ chân lông trên da trẻ sẽ giãn nở, tuy cũng có hiệu quả giảm thân nhiệt mang tính vật lý nhưng do lúc đang nhiễm bệnh có triệu chứng sốt thì sức đề kháng vốn còn yếu ớt của trẻ càng kém đi. Nếu tắm cho trẻ khi đang sốt còn mang khí lạnh xâm nhập vào lỗ chân lông, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Do đó, trong vòng 48 giờ trước và sau khi trẻ phát sốt, bạn không nên tắm cho trẻ, để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Không tắm cho trẻ khi da bị tổn thương
Khi trẻ gặp các vấn đề tổn thương da, chẳng hạn bị nổi mụn nước, bị bỏng, bị trầy xước hay thậm chí là vừa bị chảy máu trên da… thì bố mẹ nên tạm thời dừng việc tắm rửa cho trẻ.
Không tắm cho trẻ ngay sau khi vừa bú sữa
Khi trẻ vừa bú no, nếu bạn lập tức tắm ngay sẽ khiến huyết dịch lưu thông về mạch máu biểu bì nơi đang bị giãn nở do kích thích của nước nóng, khi đó máu cung cấp cho khoang bụng sẽ tương đối giảm xuống gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa ở trẻ. Thêm vào đó, sau khi bú no, dạ dày của trẻ đang trong trạng thái căng phồng nên nếu tắm sẽ dễ gây ra nôn mửa. Bố mẹ chỉ nên tắm sau khi trẻ bú được 1 - 2 tiếng đồng hồ.
Khi bé thường xuyên nôn trớ
Khi trẻ thường xuyên bị nôn trớ, việc cần làm là theo dõi các triệu chứng khác và quyết định có nên cho trẻ đi khám hay không, chứ không phải cố mang trẻ ra tắm cho sạch sẽ. Trẻ bị nôn trớ do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy và ngộ độc thức ăn. Nếu trẻ nôn trớ nhiều kèm triệu chứng lờ đờ, mệt mỏi, bỏ bú, phụ huynh cần cho trẻ đi khám ngay.