Thiếu vitamin D trẻ sẽ dễ bị còi xương, chậm lớn khả năng tư duy kém hơn bạn bè cùng trang lứa.
- Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Hè đã cận kề cha mẹ đặc biệt chú ý tránh những lỗi lầm phổ biến này để bảo vệ con khỏi đuối nước khi đi bơi
Lợi ích “vàng” khi cho trẻ tắm nắng
Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, sự thiếu hụt vitamin D đột ngột còn có thể gây ra chứng còi xương, dẫn đến các dị tật về xương.
Để điều trị chứng vàng da ở trẻ sơ sinh, các cơ sở y tế áp dụng phương pháp chiếu đèn mà không khuyến khích bố mẹ cho trẻ tắm nắng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng 30 phút mỗi tuần giúp trẻ có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày cũng giúp ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ
Vitamin D có thể hình thành do tắm nắng, nhưng sự hấp thu vitamin D cũng rất khác nhau tùy từng người. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào mùa hè hay mùa đông, vĩ độ của quốc gia, màu sắc da và diện tích da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thời gian tiếp xúc, …
Do đó, với điều kiện ở Việt Nam, các mẹ cho bé phơi nắng tăng dần cả về thời gian, lẫn diện tích da tiếp xúc và đặc biệt lưu ý khi mùa hè để hạn chế các tác dụng phụ khác trên da của em bé.
Cụ thể:
Thời điểm thích hợp cho trẻ tắm nắng:
Sau khi sinh 7-10 ngày, mẹ đã có thể cho bé tắm nắng để bổ sung lượng vitamin D3 cần thiết. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho bé là sáng sớm.
Lưu ý: Từ 10-16h, ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím mạnh, có thể ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của trẻ, thậm chí có thể hình thành ung thư da.
Ban đầu, mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng 10 phút ngày. Khi bé lớn hơn, bạn có thể tăng thời gian lên khoảng 20-30 phút/ ngày.
Lưu ý: Không nên cho bé tắm nắng ở nơi gió lớn cũng như không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt bé sơ sinh.