Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp. Vậy sữa mẹ vắt ra có thể để được bao lâu và bảo quản thế nào cho an toàn?
- Nỗi ‘ám ảnh kinh hoàng’ của mẹ bỉm khi con 13 ngày tuổi nằm viện vì ‘nụ hôn tử thần’: ‘Suy sụp, sữa vắt không ra mà nước mắt đã chảy trước’
- Quả vải ngon nhưng cũng là ‘kẻ sát nhân’, cha mẹ cần lưu ý thật kỹ nếu không hối hận cả đời
1. Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
Nếu nhiệt độ phòng cao hơn 25 độ C, tốt nhất nên cho sữa vào tủ lạnh trong vòng 4 giờ sau khi vắt sữa.
Nhiệt độ phòng càng cao thì sữa sẽ hỏng càng nhanh.
Nếu bé đã uống dở sữa, miệng bé tiếp xúc với sữa có thể đưa các vi khuẩn xâm nhập vào sữa, khiến sữa nhanh hỏng hơn.
2. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, sữa mẹ mới vắt ra có thể được bảo quản trong tủ lạnh đến bốn ngày.
Khi cho sữa vào tủ lạnh, bạn nên đặt vào sâu trong ngăn tủ và không để ở cánh cửa tủ lạnh. Lý do là bởi cửa tủ lạnh thường tiếp xúc với nhiệt độ phòng.
Bạn nên đặt nhiệt độ tủ lạnh từ khoảng 3,8 - 4,5 độ C. Trước khi sử dụng sữa, hãy đặt bình/túi vào chậu nước ấm hoặc để dưới vòi nước ấm trong vài phút.
Nếu bạn bảo quản nhiều bình/túi trong tủ lạnh, hãy sử dụng bình/túi cũ nhất trước.
3. Bảo quản sữa trong ngăn đá
Nếu muốn trữ sữa mẹ lâu dài, bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên bạn nên dùng sữa mẹ càng sớm càng tốt.
Lý do là vì sau 3 tháng bảo quản, lượng calo và chất béo trong sữa mẹ sẽ bị giảm đi so với sữa tươi.
Lưu ý:
- Ghi nhớ nguyên tắc bảo quản sữa: 4 giờ ở nhiệt độ phòng, 4 ngày trong tủ lạnh.
- Ngoài ra, hãy nhớ dán nhãn ghi ngày, giờ trước khi cho sữa vào tủ lạnh hoặc ngăn đá.
Làm thế nào để biết sữa đã bị hỏng?
Dù bạn có cẩn thận đến đâu, sữa mẹ vắt ra vẫn có thể bị hỏng. Sữa mẹ bị hỏng sẽ có mùi hôi hoặc có vị chua, hoặc thậm chí cả hai.
(Theo Times of India)