Răng sữa của trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ bị rụng hoặc sâu quá sớm làm cho răng vĩnh viễn sau này mọc chen chúc nhau, dễ dẫn đến sâu bệnh.
- Con bị đau mắt không khỏi, mẹ bất ngờ được khuyên: Lè lưỡi liếm lúc sáng sớm chưa đánh răng
- Dự phòng bệnh sâu răng ở trẻ em
Theo Westcoast International Dental Clinic, hầu hết mọi người đều quan niệm "răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, vậy nên không cần quan tâm đến chúng''. Nha sĩ Andrew Tsang, chuyên gia về nha khoa cho rằng đây là quan niệm sai lầm. Thực tế, răng sữa đóng vai trò quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn vì răng sữa có chức năng giữ chỗ, nhờ đó mà răng vĩnh viễn mọc thẳng hàng và đúng vị trí.
Nghiên cứu cho thấy ở những đứa trẻ có răng sữa rụng quá sớm hoặc hình thành thói quen xấu từ nhỏ như tật mút tay, ngậm bình sữa là những nguyên nhân phổ biến khiến cho răng vĩnh viễn mọc chen chúc, xô đẩy nhau. Tình trạng này dễ dẫn đến mất thẩm mỹ, khó làm sạch các mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên sâu răng và các bệnh khác như nha chu, viêm nướu...
Do vậy bác sĩ Andrew khuyên phụ huynh nên nâng cao ý thức và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con cái từ khi bé chuẩn bị ''đón'' chiếc răng đầu tiên. Hàm răng khỏe mạnh vừa đảm bảo chức năng nhai, có lợi cho quá trình tiêu hóa vừa giúp cho trẻ tự tin hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ Andrew ghi nhận một trong những thắc mắc phổ biến nhất của phụ huynh khi đưa con đến gặp nha sĩ là “khi nào nên cho bé đến khám răng miệng”. Về vấn đề này, Hiệp hội Nha sĩ Nhi Mỹ khuyến cáo rằng nên đưa trẻ đến khám răng định kỳ ngay khi các em có dấu hiệu mọc chiếc răng đầu tiên, tốt nhất không nên để trễ hơn ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Buổi khám răng đầu tiên của trẻ không phải là khi bé bị té ngã hoặc dấu hiệu sâu răng đã diễn biến nghiêm trọng, bởi điều đó sẽ khiến các em nghĩ rằng khám răng là đau, từ đó chúng trở nên sợ hãi những lần khám về sau.