Hầu hết trẻ em sẽ bắt đầu mọc răng khoảng sáu tháng tuổi. Vì vậy, cha mẹ cần thuộc lòng những biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em.
- Cảnh báo từ vụ: Đứa trẻ 9 tháng tuổi đột tử trong khi ngủ chỉ vì bố mẹ cho con ngủ theo kiểu này
- 4 thực phẩm mẹ đừng bổ sung cho trẻ dưới 1 tuổi nếu không muốn con mắc bệnh
Nguyên nhân gây sốt mọc răng ở trẻ em là gì?
Thông thường, một số nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng nhiệt độ cơ thể trẻ ở mức độ thấp trong giai đoạn mọc răng. Vì vậy, thuật ngữ sốt mọc răng thường được nhắc đến như một dấu hiệu mọc răng sớm ở trẻ em.
Sốt có thể là do tình trạng viêm nướu trong quá trình “trồi” lên của răng. Nếu em bé của mẹ bị tăng nhiệt độ vượt quá 38 độ C hoặc bị tiêu chảy kèm theo, có khả năng cao là trẻ bị bệnh khác không liên quan đến việc mọc răng.
Thời gian mọc răng kéo dài bao lâu?
Tình trạng viêm nướu xảy ra khi nướu bị sưng và khi răng bé mọc “xuyên qua” bề mặt nướu. Cơn đau và sốt này thường sẽ kéo dài một vài ngày. Tuy nhiên, răng bé sẽ mọc ở các thời kỳ khác nhau khi trẻ lớn dần. Vì vậy, chu kỳ sốt có thể xảy ra nhiều lần.
Tuy nhiên, nhiệt độ sốt mọc răng ở trẻ em thường chỉ được ghi nhận ở những chiếc răng đầu tiên, khi những chiếc răng sữa đang dần lấp đầy miệng bé, cơn đau và sốt của trẻ thường không nhiều, thậm chí là trẻ mọc răng mà không có biểu hiện gì.
Dự đoán trẻ sắp mọc răng
Thời điểm mọc răng sữa (6 tháng tuổi trở đi) thường trùng với độ tuổi mà trẻ sơ sinh bắt đầu khám phá môi trường xung quanh. Trong giai đoạn này, việc trẻ thường đưa tay hoặc đồ vật vào miệng là bình thường.
Tuy nhiên, khi việc đưa tay và đồ chơi vào miệng cắn khá thường xuyên kèm theo việc trẻ bị kích thích, không chịu ăn, khó ngủ thì đó có thể là dấu hiệu mọc răng đến sớm.
Triệu chứng bệnh – không phải dấu hiệu mọc răng
Trẻ bị sốt kèm sổ mũi hoặc nghẹt mũi
Sốt cao
Phát ban trên cơ thể trẻ
Trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy
Cách chăm sóc bé bị sốt mọc răng
– Các mẹ cần lưu ý đó là khi thấy bé bị sốt cao (kẹp nhiệt độ thấy trên 39oC) thì các mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sỹ để tránh tình trạng bé bị sốt quá cao và có thể sẽ bị co giật, thiếu ôxy não hoặc tổn thương các tế bào thần kinh trung ương của trẻ, nghiêm trọng hơn có thể khiến trẻ bị hôn mê sâu hoặc tử vong.
– Nếu bé bị sốt vừa (>38oC một chút) thì các mẹ có thể dùng Paracetamol để giúp trẻ hạ sốt với liều lượng quy định là 10 – 15mg/1kg trọng lượng của bé. Và cứ 4 giờ thì các mẹ cần cho bé uống một lần. Còn với những bé bị sốt nhẹ hơn thì không cần phải uống thuốc.
– Các mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng một cách đơn giản đó là dùng khăn mềm thấm nước ấm rồi lau người cho bé (chú ý nước không quá nóng cũng không quá lạnh) và cho bé bú nhiều lần hơn trong một ngày. Ngoài ra thì các mẹ cũng có thể vắt sữa và cho bé ăn bằng cách đút thìa cho bé nếu bé bị đau lợi và bỏ bú.
– Với những bé đã lớn hơn một chút thì các mẹ nên cho bé uống thêm nước lọc hoặc sữa pha loãng. Nếu bé không chịu uống nước do bị đau lợi thì các mẹ có thể dùng một miếng bông nhỏ sạch chấm vào cốc nước lọc rồi thấm nhẹ vào miệng bé, cách uống nước này sẽ không làm bé bị sặc mà vẫn giúp bé không bị khô miệng và thiếu nước.
– Với những trường hợp bé bị sốt quá cao và có xuất hiện triệu chứng co giật mà các mẹ chưa thể đưa bé đến gặp bác sĩ ngay được thì các mẹ hãy lấy một chiếc khăn mềm, gấp nhỏ và kẹp vào miệng trẻ để tránh cho bé cắn vào lưỡi rồi hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sỹ.
– Với tình trạng bé sốt cao thì các mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Vì sốt cao có thể sẽ khiến bé bị gặp nguy hiểm về sức khỏe, nghiêm trọng hơn là não bé có thể bị tổn thương hệ thần kinh trung ương và có thể sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề sau này cho bé như bé bị chậm phát triển trí tuệ và thể chất…
3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt mọc răng
– Nếu trẻ bị sốt mọc răng thì các mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm để trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Còn nếu các mẹ mà cho trẻ ăn những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển răng của trẻ và làm cho tình trạng tiêu chảy của bé nặng nề hơn. Ngoài ra để răng bé phát triển khỏe mạnh thì các mẹ nên bổ sung thêm canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
– Một lưu ý mà các mẹ cần biết đó là khi bé mọc răng thì bé sẽ bị đau lợi do lợi bị sưng và viêm thì bé sẽ không chịu ăn những thực phẩm khiến lợi của bé khó chịu, vì thế các mẹ cần phải chọn lọc và chuẩn bị kỹ lưỡng những loại thức ăn không gây kích ứng lên lợi của bé, để bé dễ dàng ăn và dễ dàng hấp thu hơn, đồng thời vẫn phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
– Xem thêm cách pha nước chanh mật ong và trà gừng mật ong hỗ trợ tiêu hoá và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
4. Những việc cần làm của cha mẹ khi bé bị sốt mọc răng
– Thay đổi khẩu phần ăn thường ngày cho trẻ, các mẹ hãy thay khẩu phần ăn cho trẻ ăn bằng sữa, bột hoặc cháo loãng.
– Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: Các mẹ cần cho bé uống nước sau khi ăn, lau răng và chải răng cho bé thường xuyên
– Không để bé nhai hay cắn những đồ chơi hay những vật cứng và sắc cạnh vì có thể làm tổn thương lợi của bé.
– Các mẹ có thể áp dụng thử cách sau đây nếu thấy bé quấy khóc do bị đau lợi, đó là hãy thử cho bé ăn một vài lát chuối lạnh (để ở ngăn mát tủ lạnh) sẽ giúp xoa dịu, giảm sưng lợi cho bé, giúp giảm tình trạng quấy khóc của bé.
– Nên lau người cho bé bằng nước ấm (không được quá nóng cũng không được quá lạnh) vì nước quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến tình trạng sốt của bé có thể sẽ trở lên nghiêm trọng hơn. Còn khi lau người cho bé bằng nước ấm vừa phải sẽ giúp cơ thể bé thoát nhiệt và bé sẽ hạ sốt nhanh hơn. Các mẹ nên mặc cho bé những bộ trang phục thoáng mát và thoải mái sau khi lau người để cơ thể bé có thể thoát nhiệt ra ngoài.
– Cần cho bé uống thêm nhiều nước trong ngày nếu bé bị tiêu chảy hay đi tiểu nhiều lần.
– Nếu các bé quá quấy khóc do lợi bé bị sưng, đau thì các mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau theo đơn kê của bác sỹ chuyên khoa.